Nếu có những người như vậy xung quanh bạn, sẽ tốt hơn khi bạn tránh xa họ hoặc giữ khoảng cách phù hợp nếu buộc phải giao tiếp, làm việc cùng.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Lời trách móc khi việc xảy ra rồi
Những kẻ đạo đức giả thường nói lời này khi sự việc đã xảy ra rồi. "Tôi biết ngay là mọi chuyện sẽ thế này. Đã bảo rồi, nếu làm theo những gì tôi nói thì giờ đã không ra nông nỗi này".
Những người đáng tin cậy không như vậy. Họ làm việc có nguyên tắc, biết cách bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình và sẽ không đổ tội cho người khác và trách móc khi vấn đề nảy sinh. Trong khi đó, những kẻ phù phiếm, đạo đức giả lại rất thích dùng cách này để che đậy sự ngu ngốc bên trong mình. Họ nghĩ rằng cách nói này có thể khiến người khác cảm nhận họ là người rất có khả năng, mọi chuyện ra nông nỗi này đều là do không làm theo ý của họ.
Lời trốn tránh trách nhiệm
Những người đạo đức giả thường sẽ có mặt rất nhanh bên bạn khi bạn thành công. Họ sẽ ở đó và cùng bạn chia sẻ phút giây chiến thắng. Tuy nhiên khi xảy ra vấn đề, phải chịu trách nhiệm, bạn sẽ không thấy mặt họ đâu bởi họ đã tránh đi nơi khác từ bao giờ.
Không cần biết sự việc đang xảy ra thế nào, không cần biết sự trốn tránh của mình khiến mọi người gặp khó khăn ra sao, những kẻ giả tạo sẽ luôn tìm cách để bản thân không liên quan gì đến sự việc.
"Tôi chưa bao giờ biết anh ấy làm điều này. Đó không phải việc của tôi. Đó là lỗi của một mình anh ấy. Một mình anh ấy đã tạo ra sai lầm lớn này."
Những người không có tinh thần trách nhiệm như vậy, luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác đều chẳng tốt đẹp gì. Sẽ tốt hơn khi bạn sớm nhận ra và tránh xa người như vậy. Nếu đó là mối quan hệ bạn không thể cắt đứt hoặc buộc phải làm việc cùng, hãy luôn nhớ bảo vệ mình và tự đặt ra ranh giới phù hợp.
Lời đồn
Những kẻ giả tạo miệng hay nói lời ngọt ngào nhưng trong lòng không bao giờ mong người khác có được bất cứ điều gì hơn mình. Họ chỉ muốn bản thân là người nổi bật nhất, xuất sắc nhất.
Khi thấy ai đó đạt được thành tựu gì, họ sẽ không kiểm soát nổi sự ích kỷ, ghen tỵ bên trong con người mình. Họ không ngại tung ra những tin đồn thất thiệt. Họ dùng nhiều cách xấu xa khác nhau để đạt được mục đích của mình, so sánh người kia với những kẻ xấu xa, những gì đạt được đều là do lừa lọc, chiêu trò mà có. Điều họ muốn là mọi người sẽ nhìn người đó bằng ánh mắt kỳ lạ và coi thường những gì người đó đã đạt được.
Họ làm điều này để làm gì? Chính là để thỏa mãn sự phù phiếm bên trong họ và cũng có thể là dìm ai đó xuống để bản thân nổi cao hơn. Khi có vấn đề xảy ra, họ sẽ chối bay chối biến khi phải ba mặt một lời, thậm chí còn đóng vai nạn nhân, là người đáng thương bị bạn đổ vấy tội.
Lời nịnh hót
Đàn ông hay phụ nữ, ai cũng thích được người khác lắng nghe và dành những lời khen ngợi có cánh cho mình. Những kẻ đạo đức giả biết điều này và tìm cách lợi dụng nó. Cho dù trong lòng rất chán ghét, họ vẫn chẳng ngại nói những lời nịnh nọt ngọt ngào.
"Bạn thật tuyệt vời. Tôi thực sự rất bất ngờ đấy. Chắc chắn kỳ sau bạn sẽ là người chiến thắng tiếp."
Tất nhiên, những lời nịnh hót họ nói ra đều có mục đích rõ ràng. Có thể bạn đang sở hữu điều gì đó có thể làm lợi cho họ hoặc có thể đằng sau những lời nịnh hót đó là sự mỉa mai. Đừng để bị lừa bởi những lời tưởng chừng ngọt ngào đó.
Lời khoe khoang kiêu ngạo
Người đạo đức giả bản chất không muốn khuất phục trước người khác. Họ không có nhiều năng lực mà chỉ thích khoe khoang về bản thân mình. Họ có thể thao thao bất tuyệt kể về những mối quan hệ của mình, về thành công mình đã đạt được ở một nơi nào đó, thích thể hiện sự hào nhoáng. Song thực tế họ lại là những người chẳng có sức mạnh nào đáng kể.
"Nếu không phải nhờ tôi thì làm sao bạn có thể đạt được điều đó. Không mau cảm ơn đi."
Họ cao ngạo đến mức không ngại yêu cầu người khác phải nịnh bợ mình. Họ tự huyễn hoặc về vị trí của bản thân, thích sống trong cảm giác hơn người khác. Tuy nhiên, những người khôn ngoan sẽ chỉ coi họ như tên hề. Điều quan trọng không phải bạn nói thế nào mà là bạn đã hành động ra sao và đạt được những gì.