Đôi khi có một cuộc tranh luận không có nghĩa là hôn nhân của bạn tồi tệ. Tuy nhiên cách ứng xử khi có mâu thuẫn mới chính là điểm mấu chốt mà bạn cần phải quan tâm. Làm sao để giải quyết xung đột một cách khéo léo, xử lí được vấn đề mà không làm ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng?
Mâu thuẫn, xung đột vợ chồng là một phần không thể thiếu của hôn nhân. Dù cả hai có yêu thương nhau đến mấy thì cũng sẽ có lúc bất đồng. Đôi khi có một cuộc tranh luận không có nghĩa là hôn nhân của bạn tồi tệ.
Tuy nhiên cách ứng xử khi có mâu thuẫn mới chính là điểm mấu chốt mà bạn cần phải quan tâm. Làm sao để giải quyết xung đột một cách khéo léo, xử lí được vấn đề mà không làm ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng?
Dưới đây là những bí quyết được những người vợ khôn khéo chia sẻ:
Lựa chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện
Cho dù nội dung bạn muốn đề cập tới là gì thì việc chọn sai thời điểm để chia sẻ cũng sẽ làm cho cuộc tranh luận của hai bạn kết thúc trong thất bại. Bạn nên lựa thời điểm khi cả hai đã được nghỉ ngơi thư giãn và có thể tập trung vào buổi nói chuyện. Đừng cố giải quyết dứt điểm vấn đề khi cả hai đang phân tâm, mệt mỏi hoặc đói.
Bạn nên lựa thời điểm khi cả hai đã được nghỉ ngơi thư giãn và có thể tập trung vào buổi nói chuyện. Đừng cố giải quyết dứt điểm vấn đề khi cả hai đang phân tâm, mệt mỏi hoặc đói. (Ảnh minh họa)
Ví dụ, chồng bạn vừa trở về nhà sau một ngày làm việc đầy mệt mỏi, hãy cho anh ấy thời gian để nghỉ ngơi trước khi đưa ra một vấn đề nào đó cần thảo luận.
Ngồi xuống và đối mặt với nhau
Dù bạn đang bực bội hoặc nôn nóng muốn giải quyết chuyện bất đồng nhưng hãy bình tĩnh, ngồi xuống nói chuyện thay vì đứng trước mặt hoặc đi lòng vòng quanh căn phòng.
Hãy nhìn vào mắt đối phương khi trò chuyện. Giao tiếp bằng mắt khiến chồng cảm nhận được rằng bạn đang rất chân thành, lắng nghe và quan tâm tới những gì họ nói. Nó giúp hai bạn kết nối tích cực với nhau hơn.
Đi trực tiếp vào nội dung cần thảo luận
Trong quá trình thảo luận, hãy nói thẳng vào vấn đề bạn cảm thấy phiền lòng. Lưu ý, bạn nên nói bằng thái độ bình tĩnh, không nói lan man những điều không liên quan. Việc lôi quá nhiều chuyện bực bội vào một câu chuyện sẽ khiến đối phương chỉ còn cảm giác ức chế và không muốn tiếp nhận câu chuyện theo chiều hướng tích cực.
Trong quá trình thảo luận, hãy nói thẳng vào vấn đề bạn cảm thấy phiền lòng. Lưu ý, bạn nên nói bằng thái độ bình tĩnh, không nói “lang thang” những điều không liên quan. (Ảnh minh họa)
Đừng chỉ trỏ ngón tay vào đối phương
Hành động này của bạn sẽ cho thấy sự thiếu tôn trọng, tạo cảm giác giận dữ, và biến cuộc trò chuyện thành một cuộc chiến. Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng trong giao tiếp. Thái độ trịch thượng chỉ trỏ ngón tay vào đối phương không phải là một cách làm đúng đắn.
Không dùng từ khẳng định quy chụp: “Anh luôn luôn”; “Anh không bao giờ”
Rõ ràng điều này là không đúng thực tế. Chỉ là trong lúc nóng giận, bạn đang muốn cố gắng quy kết tội cho đối phương, làm tăng thêm tình tiết và buộc đối phương phải thừa nhận cái sai của mình. Cách kết luận thiếu công bằng này sẽ khiến chồng bạn không phục và không muốn hợp tác tích cực.
Sau khi bạn trình bày vấn đề, điều quan trọng sau đó là cần phải học cách lắng nghe. Bạn nên cho đối phương cơ hội được chia sẻ ý kiến và quan điểm cá nhân của mình. (ảnh minh họa)
Lắng nghe
Sau khi bạn trình bày vấn đề, điều quan trọng sau đó là cần phải học cách lắng nghe. Bạn nên cho đối phương cơ hội được chia sẻ ý kiến và quan điểm cá nhân của mình. Trong khi họ nói, bạn nên tập trung lắng nghe. Điều này chẳng những giúp bạn hiểu người kia hơn mà còn thể hiện sự tôn trọng của bạn. Cách hành xử văn minh này sẽ khiến hai bạn không thấy mâu thuẫn trở nên căng thẳng mà cả hai chỉ đang vì một mục tiêu chung để phấn đấu.
Sẵn sàng thỏa hiệp
Sau khi trình bày vấn đề, bạn cần phải chuẩn bị một tâm thế có thể thỏa hiệp. Câu chuyện sẽ mãi mãi không bao giờ có hồi kết tốt đẹp nếu như hai bên khăng khăng làm theo ý mình. Hãy cân nhắc cái thiệt cái hại để tìm ra biện pháp tốt nhất cho dù nó khác với mong đợi ban đầu của bạn, nhưng vì mục tiêu chung bạn nên học cách biết thỏa hiệp.