Cách người khôn ngoan giữ cho mình sự tỉnh táo: Chủ động tiêu thụ nỗi đau

Bảo Anh. - Ngày 17/10/2023 12:00 PM (GMT+7)

Những người có thành tích cao nhất có một khả năng rất quan trọng chính là để bản thân luôn duy trì một cảm giác đau đớn nhẹ.

Chúng ta sinh ra đều có bản chất muốn sự thoải mái và hài lòng với niềm vui. Tuy nhiên, nếu bị bản chất này ám ảnh, chúng ta sẽ ngày càng bị kéo xuống. Chỉ những người chủ động tìm sự không thoải mái cho mình, dùng nỗi đau để tôi luyện bản thân mới có thể phát triển và nắm thế chủ động.

Mọi thứ khiến bạn thoải mái đều có giá của nó

Cách người khôn ngoan giữ cho mình sự tỉnh táo: Chủ động tiêu thụ nỗi đau - 1

Có chàng thanh niên nọ sau khi vào một trường đại học danh tiếng thấy các bạn cùng lớp thường dậy sớm và đến thư viện hàng ngày và dành thời gian tham gia một số dự án. Anh cho rằng với danh tiếng của ngôi trường, mình hoàn toàn có thể tìm được một công việc tốt nên không cần phải làm việc chăm chỉ như vậy.

Vì vậy, khi không có tiết học, anh sẽ ngủ thoải mái, đi chơi cùng bạn bè, tận hưởng những ngày tháng sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, khi các bạn cùng lớp hoặc ra nước ngoài học cao hơn hoặc đã nhận được lời mời từ một số công ty lớn, anh là người duy nhất vẫn đang chật vật tìm việc làm. Trong một buổi họp lớp vài năm sau đó, khi các bạn học cũ đã có sự nghiệp thành công và đang nói về kế hoạch tương lai, anh đang phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải.

Nhà văn người Mỹ Spencer Johnson từng nói: “Đừng nghĩ rằng sự thoải mái hiện tại là một loại hưởng thụ. Nếu bạn quen với việc tận hưởng loại tiện nghi này, bạn sẽ trở thành một kẻ ngốc và cuối cùng bạn bị đào thải”.

Cái gọi là vùng an toàn giống như một cái bẫy nhẹ nhàng, từng bước làm tan rã ý chí và phá hủy khả năng của bạn. Khi bạn đắm mình trong sự thoải mái của hiện tại, bạn sẽ dần đánh mất tương lai của bản thân.

Thế giới không ngừng thay đổi. Thay vì chờ đợi thực tế buộc bạn phải học những bài học tiếp theo, tốt hơn hết là chủ động lựa chọn con đường mình muốn đi và gánh chịu những đau khổ mà mình phải chịu.

Kẻ mạnh tìm sự khó chịu, kẻ yếu tìm sự thoải mái

Cách người khôn ngoan giữ cho mình sự tỉnh táo: Chủ động tiêu thụ nỗi đau - 2

Khi nhà văn Stephen còn trẻ, ông dành nửa giờ mỗi ngày để đọc sách ở vùng núi phía sau nhà. Bạn bè ông thấy vậy đều khó hiểu mà hỏi: “Ở nhà đọc sách chẳng thoải mái hơn ư? Sao phải phí thời gian lên núi tìm phiền phức?”

Stephen trả lời: "Đọc sách ở nhà quả thực có thể tiết kiệm được một giờ đi lại, nhưng tôi phải mất hai giờ mới thuyết phục được bản thân từ chối chiếc ghế sofa mềm mại và những chương trình giải trí thú vị."

Stephen những năm tháng sau đó vẫn luôn duy trì thói quen này. Khi muốn đọc và nghiên cứu, ông sẽ rời khỏi căn hộ của mình và đến phòng làm việc của công ty, bất kể ngày nắng hay ngày mưa. Phòng làm việc của ông cũng hết sức đơn giản, không có máy lạnh cũng không có internet. Điều này cho phép Stephen cắt bỏ những yếu tố gây mất tập trung và cống hiến hết mình cho sự sáng tạo.

"Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình là một người có kỷ luật tự giác. Tôi phải tạo ra một môi trường không quá thoải mái và buộc tôi làm những gì tôi phải làm", Stephen chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

Khi bạn đã quen với một môi trường thoải mái, không có bất kỳ ràng buộc nào, lúc muốn kiểm soát bản thân sẽ vô cùng khó khăn. Trong mọi tình huống, bạn phải chủ động tìm kiếm sự khó chịu và duy trì một chút cảm giác đau đớn, không để cảm giác thoải mái “ru ngủ” mình.

Trước khi bị số phận dồn vào chân tường, chúng ta luôn nghĩ rằng sẽ có lối thoát và tiếp tục lựa chọn trì hoãn. Phải đến khi cơn khủng hoảng ập đến, chúng ta mới nhận ra mình không còn sức lực để chống trả.

Những người thực sự quyền lực sẽ luôn duy trì cảm giác khủng hoảng, không ngừng phá vỡ bản thân từ bên trong và đạt được những bước nhảy vọt trong cuộc sống.

Cách duy nhất để đánh thức mọi người chính là nỗi đau

Cách người khôn ngoan giữ cho mình sự tỉnh táo: Chủ động tiêu thụ nỗi đau - 3

Một nhà văn từng nói: “Tiến hóa là đau khổ, không tiến hóa là chết”.

Quá trình trưởng thành luôn đi kèm với những cảm giác khó chịu nhẹ, nhưng nếu không chủ động phá bỏ vùng an toàn của mình thì bạn sẽ chỉ mãi ở một chỗ mà thôi. Đau khổ là thường trực, nếu không thể chịu đựng được những khó khăn của sự trưởng thành thì sẽ phải chịu đựng những khó khăn của cuộc sống. Chỉ bằng cách chủ động chịu đựng một số nỗi đau cần thiết, chúng ta mới có thể nâng cao khả năng chống lại rủi ro và có được chỗ đứng vững chắc trong thế giới luôn thay đổi này.

Cuộc đời này, có một số nỗi đau mà bạn không thể tránh khỏi. Vì vậy, thay vì thụ động chấp nhận nó, tốt hơn hết bạn nên chủ động tiêu thụ những nỗi đau này. Bạn tiêu thụ chúng càng sớm thì lợi ích mà chúng mang lại cho bạn càng lớn.

Càng gặp khó khăn sớm thì bạn càng có nhiều cơ hội để giải quyết chúng. Nỗi đau mà bạn chủ động lựa chọn cuối cùng sẽ mang lại cho bạn sự phát triển, cho phép bạn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Khi bạn ngày càng trở nên im lặng hơn…
Im lặng không có nghĩa bạn yếu đuối và thỏa hiệp với cuộc sống mà là bạn đã nhìn rõ hơn và ngày càng trưởng thành. 

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống