Dương Quý Phi, một người phụ nữ sắc nước hương trời, cầm kì thi họa cuối cùng cũng không được hạnh phúc như ý, lại mất khi còn quá trẻ.
Dương Quý Phi, tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ngày 1-6-719, chết năm 756, tại Thục Quận (Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc). Sinh ra trong một gia đình quan lại, Dương Ngọc Hoàn sớm đã không phải lo cảnh cơm áo gạo tiền, nàng chuyên tâm học đàn hát, lại có sắc đẹp trời ban (người ta ví von nàng đẹp đến nỗi mỗi khi nàng ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn).
Đến năm 10 tuổi, cha mẹ mất, Ngọc Hoàn mới đến Lạc Dương, sống với nhà bác ruột.
Dương Ngọc Hoàn nổi tiếng với vẻ đẹp tròn trịa và đầy đặn. Thời trước, vẻ đẹp ấy rất được ưa chuộng vì người ta quan niệm, đàn bà có tròn trịa đầy đặn mới phúc hậu.
Năm 733, khi 14 tuổi, Võ huệ phi, một phi tần đang đắc sủng của Đường Huyền Tông, chọn Ngọc Hoàn làm vương phi của hoàng tử thứ 18 của Đường Minh Hoàng là Thọ Vương Lý Mạo. Dương Ngọc Hoàn trở thành Thọ Vương phi. Tuy vậy, hai người chưa từng trải qua cuộc sống vợ chồng bởi Dương Ngọc Hoàn và cả Thọ Vương Phi còn nhỏ. Những tưởng cuộc sống sẽ yên bình từ đó nhưng không ngờ, chính sắc đẹp của nàng đã khiến nàng bắt đầu gặp sóng gió trong chốn hậu cung.
Nói về Võ Huệ Phi, bà vốn là phi tần được Đường Minh Hoàng tức Huyền Tông vô cùng sủng ái và trọng dụng. Tuy nhiên, sau đó, Võ Huệ Phi qua đời, nhà vua buồn bã, chán nản, mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém vì thương nhớ người xưa.
Anh thì được làm quan, còn các chị gái lần lượt trở thành phu nhân trong chốn hậu cung, hưởng vinh hoa phú quý. (ảnh minh họa)
Nội giám vì muốn làm cho hoàng đế vui nên đã nghĩ ra cách, đưa Ngọc Hoàn vào thọ giáo. Ai ngờ, trước vẻ đẹp của nàng, Đường Huyền Tông xiêu lòng thật. Nhưng không làm cách nào được vì về lý, đó đã là con dâu của ông. Tuy nhiên, vì quá mê muội sắc đẹp của Ngọc Hoàn, nhà vua bèn nghĩ cách, đưa nàng vào làm sãi trong chùa và sau đó gả người khác cho con trai làm Thọ Vương Phi. 5 năm sau, Ngọc Hoàn danh chính ngôn thuận được Đường Huyền Tông sủng ái và đón về phong làm Dương Quý Phi năm 745. Sau đó, các chị gái của nàng, anh trai của nàng cũng lần lượt được có được các vị trí trong triều. Anh thì được làm quan, còn các chị gái lần lượt trở thành phu nhân trong chốn hậu cung, hưởng vinh hoa phú quý.
Tất nhiên, chuyện này không được các quan trong triều và ngay cả Thọ Vương đồng ý. Nhưng vì sợ cha là người có quyền hành tối cao, cũng là vì Đường Huyền Tông quá mê sắc đẹp của Dương Ngọc Hoàn nên Thọ vương đành ngậm đắng nuốt cay. Còn Ngọc Hoàn cũng phải nghe theo sự sắp xếp của đức vua.
Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, chiều chuộng nàng hết mực. Như cuộc đi tắm suối của nàng tại Hoa Thanh Trì mỗi lần tốn hàng vạn bạc của quốc khố và làm chết hàng trăm mạng người, hoàng đế cũng thẳng tay, không chút tiếc rẻ. Dương Quý Phi đã đẹp lại có tài gẩy tì bà, giỏi về âm nhạc. Nàng lại đặt được nhiều khúc hát và điệu múa làm cho Huyền Tông càng thích thú say sưa hơn. Nàng nổi tiếng với điệu múa Hồ hoàn vũ, là điệu múa xuất phát từ người Hồ.
Câu chuyện ấy đúng như một giai thoại, Dương Ngọc Hoàn từ vợ của Thọ Vương lại trở thành người đàn bà của Đường Minh Hoàng. Chính là nàng đã trải qua hai mối tình với cả hai cha con. Cũng chính vì nàng quá được sủng ái, được yêu chiều đến mức nhà vua quên cả Võ Huệ Phi, nên các quần thần trong triều vô cùng ấm ức, không ai chịu phục nàng. Họ còn nói xấu sau lưng hoặc ngấm ngầm đả kích Dương Quý Phi.
Tất cả những việc đó người ta cho rằng, chính là do Dương Quý Phi mà ra. Vì sủng nàng khi đã ở tuổi xế chiều nên nhà vua phải dùng tới những loại dược liệu củng cố sức khỏe. (ảnh minh họa)
Các quần thần cho rằng, chính Dương Quý Phi là nguyên nhân khiến nhà vua ham mê tửu sắc, bỏ bê việc triều chính, khiến dân tình khốn khổ. Sử sách có ghi lại, Đường Huyền Tông vì quá sủng Dương Quý Phi nên đã không màng tới chính sự, giao hẳn cho tể tướng Lý Lâm Phủ. Người này tính tình phóng khoáng, trục lợi, bất chính nên sau hơn 19 năm cai quản đã khiến nhân dân lầm than, kêu khóc, giết nhiều hiền lương trong triều.
Tất cả những việc đó người ta cho rằng, chính là do Dương Quý Phi mà ra. Vì sủng nàng khi đã ở tuổi xế chiều nên nhà vua phải dùng tới những loại dược liệu củng cố sức khỏe. Và chính vì vậy, việc triều chính không còn được nhà vua quan tâm và cũng không có sức lực để quan tâm.
Sau này, vì quá mải mê việc chăn gối với người đẹp mà nhà vua Đường Huyền Tông không còn chỗ đứng trong triều chính, giao quyền hành cho các đại thần. Trong đó, An Lộc Sơn chính là người được giao nhiều trọng trách quan trọng và được tin tưởng tuyệt đối. Ông này được Huyền Tông nhận làm con nuôi. Sau đó, người ta đồn rằng, An Lộc Sơn giả ngốc để lấy lòng nhà vua nhưng thật ra vô cùng thông minh, tính kế làm phản và có ý đồ với lại Dương Quý Phi. Hai người họ đã từng lén lút qua lại với nhau mà chính Đường Huyền Tông cũng không hề hay biết.
Trước tình thế cấp bách, Đường Huyền Tông buộc phải ban chết cho người đàn bà mình sủng ái nhất. Xác Dương Quý Phi chôn ở ven đường, bà mất khi tròn 38 tuổi. (ảnh minh họa)
Về sau, vì xảy ra mâu thuẫn, tranh giành sự sủng ái không thành mà An Lộc Sơn quyết định khởi binh làm phản. Lúc này, vì thua trận nên Đường Huyền Tông phải dẫn theo quý phi chạy trốn, cầu cứu các đại thần. Tuy nhiên, họ nhất định không chịu nghe theo lệnh của đức vua nếu như ông không ban chết cho Dương Quý Phi. Toàn bộ trọng thần trong triều đều cho rằng, chính Dương Quý Phi là mối họa của nhà Đường, là người đã khiến nhà Đường ra nông nỗi này.
Trước tình thế cấp bách, Đường Huyền Tông buộc phải ban chết cho người đàn bà mình sủng ái nhất. Xác Dương Quý Phi chôn ở ven đường, bà mất khi tròn 38 tuổi.
Tuy nhiên, cũng có nhiều tài liệu ghi chép về kết cục khác của Dương Quý Phi, nói là bà đã tự vẫn hoặc cũng không biết là bà đã đi đâu...
Cuộc đời tưởng chừng có quyền thế nhưng cuối cùng, bà lại phải nhận một kết cục đau lòng. Bà cũng bị coi là người đã khiến cho nhà Đường suy yếu, khiến cho nhà vua không màng triều chính, cha con mâu thuẫn vì tranh nhau một người đàn bà.
Một người phụ nữ sắc nước hương trời, cầm kì thi họa cuối cùng cũng không được hạnh phúc như ý, lại mất ở tuổi còn quá trẻ. Nhưng với sắc đẹp và sự sủng ái có một không hai của Đường Huyền Tông dành cho bà thời đó, bà mãi mãi được nhắc tới và được coi là tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa. Vẻ đẹp, chuyện tình bi ai và số phận của bà có lẽ rất hợp với câu nói ‘hồng nhan bạc mệnh’.