…Còn mấy ông trai già thì lại chẳng lo gì chuyện lấy vợ, lại còn vợ trẻ và xinh nữa chứ. Đời thật bất công!
Hôm rồi đọc câu chuyện mấy anh ‘trai già’ đầu 8, tầm cỡ 82-83 bây giờ vẫn kén cá chọn canh vì không biết mình ế, tôi thấy thật ghen tị. Tính ra, tuổi ấy cũng đã ngoài cái ‘3 chục xuân’, còn trẻ trung gì nữa. Vậy mà, các ông ấy vẫn ung dung tự đắc rằng, mình còn được quyền kén chọn, được yêu mấy em hotgirl xinh xắn, trẻ đẹp. Còn các chị cũng thuộc hàng 8x, ra gặp mặt các anh thì các anh ngó lơ, lắc đầu lắc vai, tỏ vẻ không hài lòng. Có anh còn nói ‘dại gì mà rước mấy bà già đang ế’.
Xem ra việc lấy vợ trẻ giống như thành tích của mấy ông. Và chuyện lấy vợ già giống như một hành động nghĩa hiệp, cưu mang ‘người già không nơi nương tựa’ nên các ông nhất định không làm. Các ông chê đó là mấy bà ế, thế các ông thì thật sự không ế sao?
Đúng là, nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ, tôi cho rằng, cần phải có cái luật quy định tuổi ế của đàn ông và phụ nữ giống nhau. Vì dù sao, cái tiếng cũng là điều quá quan trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Ví như, đàn ông ở tuổi 30 thì còn lâu mới bị coi là ế. Chỉ tới khi 4 chục, thì người ta mới dùng từ ế với cánh mày râu. Nhưng ế cũng không có nghĩa là họ không lấy được vợ, tương lại họ vẫn có thể lập gia đình chỉ là có chút e ngại mà thôi.
Thật là, toàn những người mơ tưởng lấy vợ đẹp, gái xinh mà lại chẳng biết ‘gừng càng già càng cay’. (Ảnh minh họa)
Còn phụ nữ, tuổi 30 đã là ế rồi, thậm chí còn bị gọi là gái già. Ngẫm như, phụ nữ ngoài 25 là đã có khối người giục lấy chồng, 27 là tuổi cứng, còn trên nữa thì coi như đã ‘thừa xuân’. Và ‘cái tuổi nó đuổi xuân đi’, xuân cứ đi thì người sẽ già và ế.
Và thế là, cánh đàn ông cứ nhìn vào cái tiêu chí ấy mà nói, ai lại lấy gái ế về làm vợ bao giờ. Và các cô nàng được gọi là ‘gái già’, đã ế lại càng ế hơn.
Nên, việc đưa ra quy định cho đàn ông và phụ nữ ế cùng độ tuổi nghe có vẻ có lý. Để mày râu không còn vênh mặt lên, vỗ ngực dù là nhiều tuổi, ta vẫn lấy được vợ đẹp, vợ xinh. Còn các bà già thì cứ ngồi đó mà khóc, vì không ai ngó ngàng. Nếu như có cái ‘tuổi ế’ ấy thì chẳng ai dám tự cao, tự đại nữa. Vì chẳng những ông ế mà tôi cũng ế, nên chỉ là tầng lớp như nhau, cùng chung cảnh ngộ mà thôi.
Mấy cô bạn của tôi đến là khổ, tầm tuổi này, bắt đầu bước sang ngưỡng 30 đang lo ngay ngáy vì sợ ế chồng. Thật ra, cái chuyện mình muốn lấy chồng hay không là ít, còn chuyện áp lực từ gia đình mới là chuyện lớn. Mình muốn để tới 33 lấy chồng cũng không xong vì xóm giềng sẽ bảo mình 'kén cá chọn canh' lắm rồi ế. Đàn ông cũng chẳng màng mấy bà cô này vì họ nghĩ, làm gì mà tuổi này chưa chồng, chắc không chứng này thì cũng tật nọ. Nhiều khi cảm thấy phiền trong lòng.
Đôi khi nghĩ cũng may vì mình đã có được gia đình, con cái lớn khôn. Tôi cũng chẳng muốn lấy chồng sớm nhưng vì hoàn cảnh, bây giờ lại thành hơn người khác. Chứ nếu cứ gặp mấy ông già nhưng không chịu lấy vợ bằng tuổi, hay ngang tầm tuổi mình thì đúng là, mấy bà dù có đẹp mấy cũng é dài, ế dạc. Thế mới nói, ước gì có cái quy định cho tuổi ế, thì đàn bà với đàn ông đều bình đẳng như nhau có phải hơn hẳn hay không.
Nhưng cũng xin nhắc nhở cánh mày râu đừng mơ tưởng lấy các cô gái trẻ, họ sẽ tìm những chàng trai chưa ế làm chồng. Thật là, toàn những người mơ tưởng lấy vợ đẹp, gái xinh mà lại chẳng biết ‘gừng càng già càng cay’.
T.Th
Mời bạn đón đọc những bài viết hay, hấp dẫn cùng chủ đề tại Eva tám: