Cả 4 người phụ nữ dưới đây đều là những kĩ sư tài năng, được nhiều người ca ngợi...
Roma Agrawal, kĩ sư kết cấu bộ phận hiện đang làm việc cho công ty xây dựng Interserve ở London (Anh)
Dự án của tôi rất đa dạng và phong phú. Tôi từng tham gia xây dựng những cây cầu khổng lồ, tòa nhà chọc trời, nhà ga và thậm chí cả những tác phẩm điêu khắc. Tôi học vật lý tại Đại học Oxford và hoàn thành bậc thạc sĩ về lĩnh vực kĩ thuật tại trường Đại học Hoàng gia London.
Khi chúng tôi còn nhỏ, bố tôi thường khuyến khích chúng tôi chơi trò Lego và xếp hình Meccano. Chắc chắn điều này đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và lựa chọn nghề nghiệp của tôi.
Tôi thích ngành xây dựng vì mỗi ngày đều là thách thức và sáng tạo. Tôi làm việc với kiến trúc sư, nhà phát triển và các kĩ sư để biến ý tưởng của họ trở thành những công trình thật sự và mang tính thiết thực cho người dùng nhưng vẫn giữ lại tính sáng tạo độc đáo. Tôi rất thích thiết kế hệ thống làm mát trong các tòa nhà vì điều này sẽ khiến cho bạn mất nhiều thời gian và công sức nhưng lại đầy trí tuệ.
Bạn sẽ rất khó để thấy hình ảnh của một người phụ nữ ở nơi công trường. Tuy nhiên hiện nay, mọi thứ đang dần dần thay đổi. Tuy tôi thừa nhận rằng sự phân biệt giới vẫn diễn ra ở nơi tôi làm việc vì nói cho cùng thì nghề kĩ sư vẫn luôn được mặc định từ xưa đến nay là dành cho đàn ông, nhưng tôi cũng nhận thấy rằng nếu bạn có thái độ làm việc chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn cao thì quan điểm của mọi người dành cho bạn sẽ lập tức thay đổi. Hãy chuẩn bị kĩ lưỡng cho mỗi cuộc họp, phát triển mối quan hệ tốt và hỏi những câu hỏi đúng trọng điểm. Điều này xây dựng sự tự tin bên trong bạn và khiến cho người khác thật sự tin tưởng về khả năng mà bạn có.
Delphine Ryan, kĩ sư hàng không đầy kinh nghiệm làm việc tại Bộ Quốc phòng (Hoa Kỳ)
Sáu năm trước, tôi làm trợ lý bán hàng cho giám đốc của một công ty khá lớn. Nhưng giờ đây tôi lại trở thành kĩ sư hàng không làm việc trong Bộ Quốc phòng. Lĩnh vực kỹ thuật hàng không luôn là niềm đam mê của tôi từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên gia đình, bạn bè và người thân đều không muốn tôi đi theo ngành nghề này. Và tôi đã mất gần 30 năm cuộc đời đế sống và làm những công việc mà tôi không thích chỉ để khiến cho người xung quanh hài lòng.
Tôi bắt đầu học và lấy bằng cơ khí khi tuổi đã gần 30. Tôi học ngành kỹ thuật bảo trì máy bay của Đại học Manchester Metropolitan. Sau đó, tôi làm việc với đội ngũ kỹ thuật Flybe nổi tiếng tại sân bay Manchester trong một nghiên cứu kỹ thuật chuyên sâu. Tôi đã tốt nghiệp vào năm 2013, và sau đó nhận được chương trình sau đại học cấp bởi Bộ Quốc phòng.
Tôi bắt đầu làm việc tại các dự án hàng không quan trọng với nhiệm vụ kiểm tra và bảo đảm máy bay có đủ điều kiện bay và bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ. Công việc này mang lại khá nhiều tiền và tôi có thể nuôi các con của mình một cách khá dư dả.
Khoảng thời gian học lại bằng kỹ thuật thật sự rất mệt mỏi và khó khăn. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh. Lúc đó giống như cả thế giới đều quay lưng lại với bạn vậy. Gia đình, bạn bè của tôi rất sốc khi tôi bỏ ngang một công việc ổn định và đi học lại một ngành nghề thô thiển ở độ tuổi đã gần 30. Không ai ủng hộ bạn cả và bạn chỉ có thể đi một mình. Tuy nhiên, khoảng thời gian khó khăn đó lại là một kinh nghiệm vô giá khiến tôi trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Elizabeth Rickard, đồng sáng lập, kỹ sư chính và giám đốc tài chính của công ty xây dựng Highwire
Khi tôi nói mình là một kỹ sư, rất nhiều người bị sốc. Tôi học đại học chuyên ngành nghệ thuật nhưng lại rẽ hướng sự nghiệp sang ngành kỹ sư dân sự một cách rất đột ngột. Tôi cảm thấy đó mới thật sự là niềm đam mê chân chính của đời mình. Nhưng rất may, bố của tôi vẫn luôn ủng hộ tôi. Ông nói rằng cho dù tôi quyết định như thế nào cũng được, chỉ cần thấy hạnh phúc là được.
Là một cô gái có rất nhiều cảm xúc, lúc nhỏ tôi đã bị ấn tượng nhất bởi câu chuyện “Miffy trong tuyết”. Truyện kể về một con thỏ giúp xây một ngôi nhà trú ẩn cho một chú chim khi chú không kịp bay về miền Nam tránh rét trước lúc mùa Đông sắp về. Miffy không những là một con thỏ, mà còn là một con thỏ cái. Tôi đã bị xúc động mạnh và tôi quyết tâm sẽ cống hiến cả đời mình để xây dựng những ngôi nhà đầy tính nghệ thuật, an toàn và tiêu chuẩn cao nhằm phục vụ và bảo vệ cho con người.
Mặc dù là một kỹ sư, nhưng tôi lại không thích vết bẩn, sợ lạnh và sợ độ cao. Nhưng khi đam mê nổi lên thì dù có thích hay không thì bạn cũng sẽ lao vào để thực hiện đam mê của mình. Tôi rất thích đứng trước những công trình mà tôi đã góp phần xây dựng, nhìn ngắm nó trong sự tự hào và hạnh phúc khó diễn tả.
Emily Cummins, kỹ sư thiết kế và giám đốc điều hành công ty thiết kế do mình tự thành lập
Khi tôi vừa mới 4 tuổi, ông nội của tôi đưa tôi một cái búa và dạy tôi cách làm đồ chơi từ những mẫu gỗ thừa. Ông chính là người đã giúp khơi ngọn lửa sáng tạo trong tôi. Ở trường trung học, tôi đã tạo ra một thiết bị hỗ trợ người bị viêm viêm khớp và ngay lập tức giành được giải thưởng kỹ thuật quốc gia.
Tôi đã thiết kế một loại tàu nước nhằm hỗ trợ cho các phụ nữ châu Phi vì họ phải mang vác vật nặng và đi bộ trong suốt nhiều dặm đường. Vì điều này, tôi đã giành được giải thưởng thiết kế bền vững của Liên Hợp Quốc và khiến tôi tập trung vào việc suy nghĩ về những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu và các nguồn lực khan hiếm.
Tôi đã thiết kế một loại tủ lạnh chạy bằng nước bẩn mà không hề sử dụng điện. Tủ lạnh này được làm từ cát hoặc len làm ẩm bằng nước. Khi mặt trời làm nóng phần ngoài, thay đổi nhiệt lượng sẽ khiến cho xi lanh mát lên và làm mát những vật dụng chứa bên trong.
Tôi đã đi khắp châu Phi và các nước thứ 3 nhằm tìm kiếm giải pháp cải thiện đời sống của họ. Và tôi thật sự hạnh phúc khi thấy những thiết bị mà mình thiết kế đã thật sự giúp họ làm giảm bớt những khổ cực và khó khăn.