Thà im lặng còn hơn xin lỗi theo 6 cách này

Nguyễn Hường - Ngày 18/06/2021 12:02 PM (GMT+7)

Một lời xin lỗi chân thành chính là cách để hàn gắn những cảm xúc đã bị tổn thương và tìm ra cách giải quyết. Tuy nhiên, một lời xin lỗi nửa vời có thể khiến tình hình trở nên tệ hơn nữa.

Sự thật là sự khác biệt giữa lời xin lỗi chân thành và lời xin lỗi cho có đôi khi khá mong manh, chỉ khác nhau ở cách diễn đạt. Những người khéo léo trong giao tiếp đều hiểu rằng, không bao giờ nên nói “xin lỗi” nhưng lại kèm sau đó là một từ có điều kiện như “nhưng”, “nếu”…

Dưới đây là những cụm từ mà theo các chuyên gia, bạn nên tránh khi muốn xin lỗi bạn bè, người thân hay bất kỳ ai khác:

1. “Tôi xin lỗi vì để bạn cảm thấy như vậy”

Thà im lặng còn hơn xin lỗi theo 6 cách này - 1

Mặc dù câu nói này bắt đầu bằng những từ cụm từ này bắt đầu bằng những từ “tôi xin lỗi” song nó không phải là một lời xin lỗi thực sự, không thể hiện rằng bạn thấy có lỗi, có trách nhiệm với bất kỳ hành vi sai trái nào của mình. Thay vào đó, lời xin lỗi này như truyền đi thông điệp rằng đối phương mới là người quá nhạy cảm, cư xử vô lý nó có thể ngụ ý rằng bạn nghĩ rằng người kia đang vô lý hoặc quá nhạy cảm.

Hãy cố gắng hiểu về cảm giác của đối phương, có trách nhiệm về lời nói hay hành động mà bạn đã làm khiến đối phương phải chịu tổn thương. Gina Delucca, nhà tâm lý học lâm sàng tại Wellspace SF gợi ý bạn có thể nói lời xin lỗi tương tự như: “Anh xin lỗi vì đã hủy bỏ kế hoạch của chúng ta vào phút cuối. Đó lẽ ra là khoảng thời gian riêng chúng ta dành cho nhau và anh hiểu tại sao em lại giận anh.”

2. “Xin lỗi vì đã nói điều đó nhưng tôi sẽ không bao giờ làm thế này nếu bạn không cư xử thế kia”

Một lần nữa, những gì bạn nói đang thể hiện sự đổ lỗi, không phải lời xin lỗi chân thành. Câu này không khác gì bạn đang nói rằng: “Hãy nhìn xem bạn đã bắt tôi làm gì”, “Bạn đã khiến tôi phải nói những điều như thế”. Đây không phải là lời xin lỗi thực sự cho hành vi của một người mà là hành động nhằm buộc đối phương phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, bất kể người khác có nói hay làm gì. Lời xin lỗi chân thành là để nhận ra nỗi đau mà chúng ta đã gây ra, thể hiện sự làm chủ với hành vi của mình. Carol A. Lambert, nhà trị liệu tâm lý và tác giả của nhiều cuốn sách gợi ý bạn có thể xin lỗi theo cách nói: “Tôi xin lỗi vì đã phản ứng như vậy và khiến bạn khó chịu”.

3. "Tôi đã rất căng thẳng!" (hoặc mệt, đói...)

Thà im lặng còn hơn xin lỗi theo 6 cách này - 2

Theo Steven Stosny, nhà tâm lý học và tác giả của cuốn “Love Without Hurt”, lời xin lỗi này như truyền đi thông điệp rằng việc bạn sẽ tái phạm là điều không tránh được, rằng nếu lần tới bạn cảm thấy tương tự thì việc tiếp tục nói hay hành động như vậy là điều dễ hiểu. Hãy nói những lời xin lỗi từ đáy lòng mình, thể hiện sự có trách nhiệm và hiểu rằng việc mình làm đã khiến đối phương tổn thương thế nào.

4. "Tôi đã nói là tôi xin lỗi rồi, sao bạn cứ nói mãi?"

Đây chính là cách mà bạn đổ lỗi cho nửa kia của mình vì không chấp nhận ngay lời xin lỗi của bạn, nói rằng họ thật không công bằng, quá đáng.

Để lời xin lỗi có hiệu quả, theo chuyên gia tư vấn hôn nhân Sheri Meyers, bạn cần phải thể hiện rõ rằng: Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành động và lời nói của mình; Bạn chân thành xin lỗi về bất cứ điều gì bạn đã làm để gây ra tổn thương và bạn muốn khắc phục tình hình bằng cách khiến cho đối phương cảm thấy an toàn hơn và tha thứ cho bạn.

Không phải mọi lời xin lỗi đều có thể được tha thứ ngay lập tức. Đối phương có thể mất một khoảng thời gian nhất định để làm điều đó và bạn có thể phải xin lỗi nhiều hơn một lần. Hãy chủ động hỏi đối phương xem liệu bạn có làm gì để họ cảm thấy an toàn hơn, tin tưởng vào bạn.

5. "Xin lỗi nếu đã xúc phạm bạn"

Thà im lặng còn hơn xin lỗi theo 6 cách này - 3

Đây là ví dụ điển hình về một lời xin lỗi có điều kiện, thể hiện rằng bạn không thực sự thừa nhận bất kỳ sự hối hận hay trách nhiệm cá nhân nào về hành động, lời nói của mình. Theo Tara Griffith, chuyên gia tư vấn hôn nhân, khi bạn xin lỗi kèm theo từ “nếu”, bạn đang thông báo với đối phương rằng vấn đề không thực sự nằm ở những gì bạn đã làm,mà là về cách mà người đó phản ứng với chúng.

Về cơ bản, kiểu “không xin lỗi” này nhằm đổ lỗi cho người nghe. Hãy thể hiện lời xin lỗi của mình một cách chân thành, loại bỏ từ “nếu”. Ví dụ như: “Tôi xin lỗi vì đã xúc phạm bạn. Tôi sẽ cẩn thận hơn với lời nói của mình”.

6. "Tôi có thể đã làm điều này, nhưng bạn đã làm điều đó!"

Lời xin lỗi phải là lời xin lỗi đúng nghĩa, không phải cách bạn đổ lỗi cho bất kỳ ai, chuyển trách nhiệm từ mình sang người khác. Với cách nói: "Tôi có thể đã làm điều này, nhưng bạn đã làm điều đó!", bạn như đang chỉ tay vào người khác, liệt kê ra những lần họ sai để biện minh cho hành động của mình.

Lời xin lỗi cần thể hiện rằng bạn biết mình đã sai và sẽ sửa đổi hành vi, lời nói sai đó, không lặp lại nữa.

Đừng nói xin lỗi trong 8 tình huống này, đây mới là cách xử lý khôn ngoan
Nói lời xin lỗi trong mọi trường hợp là điều nhiều người cho rằng thể hiện lịch sự mà không biết rằng đôi khi nó sẽ khiến ta đánh mất dần sự tự tin.
Nguyễn Hường (Theo Huffpost)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh