Bệnh viêm phổi ở trẻ em nếu phát hiện muộn, không chăm sóc đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Bố mẹ cần tìm hiểu rõ về bệnh viêm phổi và cách sóc con khi bé bị bệnh sao cho con nhanh khỏi.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Thị Thanh - Bệnh viện Nhi đồng II (Thành phố Hồ Chí Minh). |
Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Thị Thanh |
Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng, các virus, kí sinh trùng vi khuẩn xuất hiện và mắc kẹt trong phổi, chúng phát triển và tạo ra những ô nhiễm trùng. Khi phổi bị nhiễm trùng, các phế nang chứa đầy mủ và các chất lỏng làm oxy khó lưu thông, đi vào máu.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em
+ Trẻ ho: Bé ho từ vừa đến nặng, ho nhiều, nặng tiếng.
+ Trẻ sốt cao: Bé sốt vừa từ 38,5 độ C đến trên 39 độ C.
+ Khó thở, thở nhanh:
- Trẻ được có dấu hiệu thở nhanh khi: Trẻ dưới 2 tháng tuổi thở trên 60 lần/phút, với trẻ 2 tháng - 1 tuổi thở trên 50 lần/phút, với trẻ trên 1 tuổi thở 40 lần/phút.
- Khó thở: Cánh mũi bé sẽ phập phồng, khó thở, thở rên, co kéo cơ liên sườn, co rút lồng ngực, co rút hõm ức.
- Khó thở và thở nhanh là phản ứng khi cơ thể trẻ yếu, chức năng của hệ hô hấp suy giảm. Tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở ngắn chậm lại dẫn đến ngừng thở.
+ Chảy nước mũi: Bé khó thở, bị viêm đường hô hấp dễ dẫn đến hiện tượng mũi chảy nước, có dịch nhầy ở khoang mũi.
+ Trẻ mệt mỏi: Sốt cao, ho, khó thở, chảy nước mũi khiến cảm thấy mệt mỏi, uể oải hơn và có hiện tượng chán ăn, quấy khóc nhiều.
+ Cơ thể trẻ tím tái: Trường hợp trẻ sốt cao kèm theo co giật hoặc ho nhiều dễ dẫn đến tình trạng trẻ tím tái, yếu dần. Mẹ nên đưa bé tới bệnh viện điều trị gấp.
Các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em (Ảnh internet)
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi
1. Chế độ ăn hàng ngày
- Ăn đầy đủ ba bữa chính.
- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.
- Uống thêm nước trái cây.
- Bổ sung sản phẩm dinh dưỡng đường uống (nếu người bệnh vẫn thấy sụt cân nhiều hoặc lượng ăn thêm vào vẫn không đủ nhu cầu năng lượng).
2. Các loại thực phẩm tốt cho trẻ viêm phổi
- Các thực phẩm giàu kẽm, chất đạm, sắt, canxi như: Thịt bò, thịt gà, thịt heo, trứng, hải sản, các loại đậu, nấm, súp lơ, măng tây, phô mai….
Thịt bò giàu kẽm, sắt, canxi, protein rất tốt cho trẻ bị viêm phổi (Ảnh internet)
- Các loại trái cây giàu vitamin C và khoáng chất: Cam, chuối, quýt, đu đủ, xoài, thanh long, dưa hấu, việt quất...
- Những đồ ăn, thực phẩm mềm dễ tiêu hóa: Cháo, canh, súp, sữa, bột ngũ cốc
3. Các loại nước uống tốt cho trẻ bị viêm phổi
- Các loại nước ép trái cây giàu vitamin C và khoáng chất: Nước ép cam, nước ép dưa hấu, nước ép bưởi, nước ép xoài, nước ép lê, nước ép dâu tây, nước ép ổi, nước ép táo….
Nước ép cam giúp bé tăng cường sức đề kháng (Ảnh internet)
- Các loại đồ uống giàu canxi, omega 3, sắt: Sữa tươi tiệt trùng, sữa công thức, sữa mẹ, sữa chua.
4, Thực phẩm, đồ uống trẻ bị viêm phổi nên kiêng
- Kiêng Các loại đồ uống lạnh: Đồ lạnh dễ gây tổn thương phổi, gây tắc phổi và tăng các triệu chứng ho, ho có đờm nhiều và nặng hơn như: Kem, nước ngọt lạnh, nước đá, sinh tố lạnh, nước ép lạnh, chè lạnh, sữa tươi, sữa chua lạnh….
Trẻ bị viêm phổi mẹ không nên cho bé ăn kem (Ảnh internet)
- Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ: Trẻ bị viêm phổi, chức năng tiêu hóa kém, các thực phẩm nhiều giàu mỡ chứa nhiều chất béo sẽ thức ăn khó tiêu hóa, tăng triệu chứng khó thở, sinh nhiều đờm, bé ho nhiều hơn như: Xúc xích rán, bánh chiên dầu mỡ, gà chiên, phô mai chiên...
- Kiêng thực phẩm có vị tanh: Các loại đồ ăn có vị tanh sẽ khiến hệ hô hấp bị kích thích, trẻ ho nhiều hơn do dị ứng với các protein có trong thực phẩm, làm tình trạng viêm phổi ở trẻ năng hơn như: Tôm, cua, cá, trứng cá, mực, ốc, hàu, ngao...
- Kiêng thực phẩm chứa tinh dầu: Thực phẩm chứa tinh dầu sẽ làm tăng lượng đờm ở trẻ, trẻ ho nhiều, ho nặng hơn. Các thực phẩm giàu tinh dầu nên tránh như: Hạt điều, đậu phộng, hạt bí, hạt óc chó, hạt đậu tương...
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi
+ Vệ sinh mũi miệng
- Mẹ dùng khăn mềm lau sạch nước mũi, dãi của bé.
- Mẹ nên nhúng khăn xô với nước ấm, sau đó vệ sinh mũi, miệng trẻ và mẹ nên dùng khăn sạch, không sử dụng khăn chưa giặt lại để lại, vệ sinh cho bé nhiều lần.
Mẹ dùng khăn mềm lau, vệ sinh cho bé (Ảnh internet)
+ Vệ sinh dụng cụ đựng thực phẩm cho bé
- Với trẻ vẫn còn bú bình: Trước và sau khi sử dụng mẹ nên khử trùng bình sữa bằng nước nóng để đảm bảo vi khuẩn không tồn tại trong bình sữa gây bệnh cho con.
- Với trẻ đã ăn dặm hoặc ăn được cơm: Mẹ nên rửa, vệ sinh sạch sẽ bát, cốc, chén, thìa, đũa. Tốt nhất sau khi rửa xong mẹ nên rửa lại bằng nước nóng.
+ Vệ sinh phòng ngủ bé
Mẹ nên dọn, vệ sinh sạch sẽ phòng cho con. Thay ga giường, gối chăn liên tục để đảm bảo vệ sinh, tránh trường hợp trẻ bị dị ứng, vi khuẩn xâm nhập.
+ Rửa tay sạch khi chăm sóc bé
Bố mẹ, người thân khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi nên rửa tay sạch, kỹ vời xà bông để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập, lây nhiễm cho bé.
Khi làm đồ ăn cho con, bố mẹ cũng nên rửa tay kỹ trước khi sơ chế các thực phẩm.
Một số lưu ý trong cách chăm sóc trẻ
- Để trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
- Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung các loại nước giàu vitamin và khoáng chất.
- Mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, không nên ép trẻ ăn no và nên cho bé ăn đồ ăn dễ nuốt như cháo, súp, canh…
- Trường hợp trẻ viêm phổi nhẹ, mẹ có thể áp dụng cách vỗ lưng và cho trẻ hít thở hơi nước ấm giúp trẻ long đờm, giảm ho, ho có đờm hiệu quả.
- Nếu trẻ bị viêm phổi nặng, mẹ nên đưa bé đi bệnh viện, không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh.