Không muốn “can thiệp dao kéo”, hiện nay nhiều người lựa chọn cách tiêm filler để làm đẹp. Vậy tiêm filler là gì? Tiêm filler có làm ảnh hưởng đến sức khỏe không? Tất cả đều được giải đáp trong bài viết này.
Tiêm filler là gì?
Khi chúng ta già đi, liên kết collagen và elastin ở lớp hạ bì trở nên lỏng lẻo, lượng collagen sản sinh ít hơn, kiến da bị trùng nhão, thiếu săn chắc, chất làm đầy (dermal fillers) đúng như tên gọi của mình, có thể lấp đầy các nếp nhăn, và thay thế phần volume mất đi của da do tuổi tác. Filler là một chất làm đầy có cấu tạo từ axit hyaluronic – chất tương tự như các thành phần trong cơ thể người.
Tiêm filler là biện pháp thẩm mỹ không xâm lấn để cải thiện hình dạng khuôn mặt như nâng má, độn thêm cằm, chỉnh sửa một số khiếm khuyết nhỏ ở mũi, loại bỏ hố mắt sâu hay giúp đôi môi mỏng thêm căng mọng.
Tiêm filler có hiệu quả như thế nào?
Với cấu trúc là gel mềm mại nhưng cố định, khi được tiêm vào vùng nào, filler sẽ phát huy tác dụng ngay vùng đó, không tràn ra xung quanh.
Với mục đích tiêm filler nâng mũi, độn cằm, khi filler được đưa vào vị trí đã đánh dấu, chúng sẽ ngay lập tức đổ đầy, lèn chặt vào những khoang rỗng, đẩy mô da lên cao mà không đụng chạm đến cấu trúc xương.
Đừng coi chất làm đầy nào cũng giống nhau!
Có những loại filler nào? Bạn thắc mắc có cần biết phần này không? Câu trả lời là rất cần. Vì đây sẽ là thứ được tiêm vào người chúng ta, phải đảm bảo nguồn gốc và hiểu rõ về thành phần.
- Chất làm đầy vĩnh viễn: chính là silicone dạng lỏng có tác dụng vĩnh viễn và thường dễ dể lại di chứng trên cơ thể con người).
- Chất làm đầy không vĩnh viễn: có tuổi thọ kéo dài từ 4 -18 tháng.
+ Collagen dạng tiêm: Filler dạng collagen được đóng ống và đã qua xử lý để có thể tiêm vào da. Tuy nhiên luôn phải test da trước khi chích từ vài ngày đến một tháng vì có độ kích ứng da cao.
+ Acid hyaluronic: Là những hạt ngậm nước, có cấu trúc tương tự như 1 loại acid hyaluronic có trong cơ thể người. Do đó, được đánh giá là nhóm filler an toàn và hiệu quả nhất hiện nay: không gây kích ứng, không cần phải test da, và có thể phân giải nhanh chóng ra ngoài cơ thể. Tại Việt Nam, nhóm chất làm đầy này có tên là Restylane, Perlane, Teoxane, Prevelle…
+ Radiesse, Scultra: Đây là nhóm Filler rất nổi tiếng trên thế giới, tác dụng kéo dài khoảng 18 tháng.
- Chất làm đầy bán vĩnh viễn: là loại chất được kết hợp giữa Hyaluronic hoặc collagen với loại chất làm đầy vĩnh viễn. Chất làm đầy bán vĩnh viễn được sử dụng để làm đầy các nếp nhăn sâu trên khuôn mặt và có thể được sử dụng để khôi phục làn da trên diện rộng. Chất làm đầy bán vĩnh viễn thường là dạng gel lỏng, bao gồm các hạt Microsphere, sau khi được tiêm vào da, tác dụng của nó thường là 12 – 18 tháng trong khi chất làm đầy vĩnh viễn lại có tác dụng khoảng 5 năm hoặc hơn.
Có phải ai cũng được tiêm filler?
Không phải ai cũng nên tiêm filler đâu nhé, cần phải được tư vấn của bác sĩ đã được đào tạo, có kinh nghiệm, đồng thời kết hợp với các đặc tính và khuynh hướng thẩm mỹ như những khiếm khuyết về gương mặt muốn có nét đẹp tự nhiên, cằm thon gọn hay trên mặt xuất hiện các nếp nhăn dần hình thành trên: trán, khóe mắt, bọng mắt…
Để được tiêm filler thành công, lớp da bao bọc bên ngoài cũng phải đủ độ đàn hồi để chịu được lực căng của filler. Như vậy, tính chất cơ địa cũng là một yếu tố quyết định xem bạn có được tiêm hay không.
Lượng filler cần dùng cho một ca điều trị là bao nhiêu?
Tùy vào cấu trúc vùng điều trị, cơ địa, chỉ định của bác sĩ và mong muốn điều trị của bản thân mà cần dùng số lượng filler bao nhiêu:
- Mũi: 1ml
- Cằm: 1-2ml
- Môi: 1ml
- Lõm thái dương: 3-5ml
- Làm đầy má hóp: 4-6ml
- Xóa rãnh mũi, má: 2-4ml
- Trẻ hóa bàn tay: 4-8ml
Filler có tuổi thọ bao lâu?
Những loại filler thông thường trên thị trường có thời gian tồn tại chỉ khoảng 6-9 tháng và tiêu biến nhanh chóng do tác dụng ức chế hyaluronidase nội sinh. Sau thời gian này, vùng tiêm filler sẽ trở lại trạng thái ban đầu, bạn cần phải tiếp tục tiêm filler nếu tiếp tục muốn làm đẹp.
Tiêm filler có đau không?
Trên thực tế, hiện nay trong các sản phẩm filler cũng có sẵn hoạt chất lidocain gây tê cục bộ để giảm bớt cảm giác đau và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp chịu đau kém thì trước khi tiến hành tiêm filler, bệnh nhân sẽ được bôi kem tê cẩn thận quanh vùng cần điều trị để giảm bớt cảm giác đau và khó chịu.
Tiêm filler có để lại sẹo?
Sau khi điều trị, tại vị trí mũi tiêm filler đi vào có thể xuất hiện một vết chấm nhỏ ở người có cơ địa kém. Vết chấm này sẽ mờ dần và biến mất sau vài ngày nhờ dùng thuốc, mỹ phẩm theo chỉ định của bác sĩ.
Tiêm filler có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Tiêm filler sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn lựa chọn thực hiện tại một địa chỉ tin cậy với chất làm đầy được nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín. Bởi, chất làm đầy như Restylane, Juverderm, Apriline có chứa khoảng 98% là nước muối sinh lý, có cấu trúc tương tự như hyaluronic acid tự nhiên trong cơ thể người nên có mức độ tương thích khá cao, không gây phản ứng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài. Ban đầu các chất này tồn tại ở dạng gel nhưng khi đưa vào cơ thể ngay lập tức sẽ tạo thành một khối mô dày giúp tạo hình các đường nét trên gương mặt mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bước sang năm 2018-thời đại lên ngôi của phẫu thuật thẩm mỹ, chị em hãy cùng chuẩn bị cho mình những kiến thức tường tận và chuyên sâu về các phương pháp làm đẹp tiên tiến nhất được cập nhập liên tục tại Eva.vn. Đến với tuyến bài về phương pháp tiêm filler lần này, mọi bài viết liên quan đều là những kim chỉ nam giúp bạn đọc nắm trong tay cái nhìn rõ nét hơn về mặt lợi-hại của chuyện "dao kéo". Hy vọng sau tuyến bài, các Eva sẽ tự tin hơn với việc làm đẹp trong bối cảnh hiện đại. |