Sai một ly đi một dặm, đây là 3 sai lầm khi trị nám bằng laser khiến da không đẹp

Ngày 08/07/2019 13:00 PM (GMT+7)

Điều trị nám bằng công nghệ laser là phương pháp điều trị nám hiệu quả nhất hiện nay, nhưng đa số chị em đều mắc phải những sai lầm khiến việc điều trị không mang lại hiệu quả, thậm chí là tiền mất tật mang.

Nám da là một dạng bệnh lý về da phổ biến mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Dù không gây đau đớn nhưng nám da lại tạo ra ảnh hưởng không hề nhỏ đến diện mạo và tâm lý của các chị em. Đối mặt với tình trạng này, chắc hẳn không ít chị em sẽ tìm tới phương pháp trị nám bằng laser để cải thiện nhan sắc. Tuy nhiên rõ ràng, không phải nàng nào cũng hiểu rõ về phương pháp này cũng như những lưu ý trong trị nám bằng laser để có được hiệu quả tốt nhất. 

Sai một ly đi một dặm, đây là 3 sai lầm khi trị nám bằng laser khiến da không đẹp - 1

Hiểu được điều này, chuyên mục Làm đẹp Eva đã liên hệ với Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng - Chuyên về Laser Thẩm mỹ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp trị nám bằng laser, kèm theo đó là những sai lầm trong trị nám bằng laser mà nhiều cô nàng đang gặp phải.

Trước tiên, theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, nám da là tình trạng khá phổ biến, thường xuất hiện ở vùng mặt. Mặc dù quá trình hình thành nám là do sự tăng các hắc tố melanin trên bề mặt da, nhưng có 3 nguyên nhân chính gây nám và cũng khiến nám trở nên đậm hơn, rộng hơn, bao gồm: sự suy giảm nội tiết tố nữ, đặc biệt là Estrogen; tuổi tác tăng lên làm gia tăng các gốc tự do gây lão hoá da; yếu tố từ môi trường bên ngoài như ánh nắng, khói bụi, mỹ phẩm không an toàn hay các hoá chất độc hại.

Sai một ly đi một dặm, đây là 3 sai lầm khi trị nám bằng laser khiến da không đẹp - 2

Hiện nay, để điều trị nám thì công nghệ laser đang được đánh giá là một trong những phương pháp tối ưu nhất. Bằng việc tiếp cận đến tận gốc sắc tố melanin, năng lượng được sản sinh từ tia laser sẽ phá vỡ kết cấu của các sắc tố gây sạm, nám và đào thải chúng ra ngoài. Cũng theo bác sĩ Hằng, thời gian điều trị dứt điểm của phương pháp trị nám bằng laser cũng ngắn hơn rất nhiều so với các phương pháp khác nên rất nhiều chị em phụ nữ an tâm và tin tưởng tìm đến phương pháp này để xua tan nỗi lo về nám.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị nám bằng laser, chị em rất hay mắc phải 3 sai lầm khiến cho việc điều trị nám không hiệu quả, thậm chí còn gây tổn thương cho da.

Lựa chọn địa chỉ không uy tín khiến “tiền mất tật mang”.

Trên các diễn đàn chia sẻ về việc điều trị nám, nhiều chị em cho biết, sau khi điều trị nám bằng laser, họ không những không hết nám mà còn bị bỏng da, đỏ tấy hết mặt, sau 2 tháng bề mặt da còn nổi các chấm đậm, nhạt không đồng đều rất đáng sợ. Có người còn bị sẹo lồi lõm và sần sùi sau gần 1 tháng điều trị nám bằng laser.

Sai một ly đi một dặm, đây là 3 sai lầm khi trị nám bằng laser khiến da không đẹp - 3

Theo bác sĩ Hằng, những trường hợp kể trên bị di chứng do trị nám bằng loại tia laser kém chất lượng, bước sóng, năng lượng không ổn định nên gây ra các tổn thương xâm lấn da. Các tổn thương phổ biến là tăng sinh sắc tố sau viêm, mất sắc tố da hoặc gây ra sẹo lõm.

Được biết, khi nám xuất hiện trên bề mặt da thì chân nám đã ăn sâu dưới đáy của lớp thượng bì, nên phải lựa chọn bước sóng và thông số laser có năng lượng đủ lớn, đi đủ sâu đúng với tình trạng da của từng khách hàng để phá hủy sắc tố melanin dư thừa từ chân nám, đồng thời phải có cơ chế bảo vệ bề mặt da. Hầu hết các công nghệ trị nám từ Hàn Quốc, Trung Quốc đang có mặt tại thị trường Việt Nam không đảm bảo được các điều kiện này.

Sai một ly đi một dặm, đây là 3 sai lầm khi trị nám bằng laser khiến da không đẹp - 4

Thế nên, để nám ít tái phát mà không bị biến chứng do laser, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng khuyên chị em tốt nhất nên đến những cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm để được chẩn đoán đúng loại nám mắc phải, tư vấn loại laser phù hợp, kết hợp với thuốc uống và thoa( thuốc bôi) thì mới có hiệu quả cao.

Tâm lý nóng vội dẫn đến điều trị không đúng cách

Sai một ly đi một dặm, đây là 3 sai lầm khi trị nám bằng laser khiến da không đẹp - 5

Đây là nguyên nhân khiến nhiều chị em không thể điều trị tận gốc nám sạm. Mỗi người có một cơ địa và tình trạng nám da khác nhau. Việc điều trị nám da là một quá trình kết hợp cả sản phẩm, kỹ thuật, quá trình chăm sóc tại nhà và cần một thời gian nhất định. Tâm lý nóng vội, thiếu kiên trì, mong muốn xóa vết thâm nám thật nhanh của chị em dễ dẫn đến tình trạng sử dụng quá nhiều liệu trình và sản phẩm trị thâm nám từ lột, tẩy đến bắn laser một cách vô tội vạ… khiến cho làn da không có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi và hậu quả là những mảng thâm nám không những không hết mà ngày càng trầm trọng hơn.

Bỏ qua việc bảo vệ da sau khi trị nám bằng laser 

Không ít chị em có suy nghĩ sai lầm rằng chỉ cần bác sĩ điều trị laser tốt thì da sẽ đẹp lên. Tuy nhiên, đó chỉ là bước tiền đề quan trọng trong liệu trình điều trị vì chăm sóc sau laser quyết định trực tiếp đến kết quả lâu dài về sau. Do đó, để điều trị nám tận gốc, các chị em cần chú ý tới chế độ chăm sóc da sau laser đúng theo khuyến cáo của bác sĩ.

Cụ thể, ngay sau điều trị, vì da còn yếu do tác động của laser, bác sĩ Hằng khuyên các cô gái nên đắp gạc lạnh, đồng thời thoa kem chống nắng để bảo vệ da.

Sai một ly đi một dặm, đây là 3 sai lầm khi trị nám bằng laser khiến da không đẹp - 6

Sau 2-3 ngày điều trị, các nàng chỉ nên rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý và tuyệt đối không nên dùng nước nóng để rửa mặt, không tẩy tế bào chết, không chà xát mạnh, sau đó thấm khô bằng khăn hoặc gạc sạch.

Cùng với đó, chị em phải dùng kem chống nắng có chỉ số từ SPF 50 trở lên thường xuyên ngay cả khi ở trong nhà, không ngồi gần cửa sổ, không hướng mặt ra ngoài nắng và nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút, cứ cách 3 tiếng lại thoa một lần. Ngoài ra cũng cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng 10h-16h. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, chị em nên mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành, đeo kính râm và mang khẩu trang. 

Ngoài lưu ý về việc chống nắng cho da, chị em nên kết hợp sử dụng các sản phẩm organic để dưỡng ẩm hoặc đắp mặt nạ giúp làm dịu da, kháng viêm, giữ ẩm.

Sai một ly đi một dặm, đây là 3 sai lầm khi trị nám bằng laser khiến da không đẹp - 7

Cuối cùng, các cô gái nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày vì nước có tác dụng đào thải các độc tố, chất cặn bã trong cơ thể và nên hạn chế trang điểm để tránh tình trạng da bị kích ứng, ửng đỏ, viêm nhiễm dẫn đến tổn thương tăng sắc tố. Đồng thời, chị em cũng có thể bổ sung vitamin cho cơ thể bằng các thực phẩm chức năng theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Laser là phương pháp có tác dụng nhanh chóng, thấy được hiệu quả rõ rệt mà không mất nhiều thời gian như các phương pháp điều trị thông thường. Thậm chí, phương pháp này còn có thể áp dụng với  các vết nám da quá đậm, quá rộng để rút ngắn thời gian điều trị. Nhưng để điều trị nám an toàn và tận gốc bằng laser thì các chị em nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn về nguyên nhân gây nám da của mình cũng như phương pháp điều trị tốt nhất. Ngoài ta, trong mọi trường hợp, dù có điều trị bằng laser hay không, muốn trị hết nám các cô gái cần phải triệt tiêu các nguyên nhân gây bệnh đã nêu ở trên. 

Thời tiết nóng ẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đã gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực cho làn da, trong đó bao gồm nám da. Hiểu được điều này, chuyên mục Làm đẹp Eva đã xây dựng tuyến bài Tạm biệt ác mộng nám da nhằm cung cấp cho quý độc giả những kiến thức cụ thể nhất về các cách phòng tránh và cải thiện tình trạng nám trên da.

Đây là bài viết cuối cùng thuộc tuyến bài Tạm biệt ác mộng nám da do chuyên mục Làm đẹp Eva thực hiện. Các nàng có thể xem lại các bài viết Tạm biệt ác mộng nám da đã lên vào ngày 4-7/7 trong chuyên mục Làm đẹp Eva.

Chúc các Eva luôn xinh đẹp và khoẻ mạnh!

Ai mà ngờ những thứ bán đầy ngoài chợ này lại có khả năng trị nám hiệu quả đến thế!
Thay vì phải chi trả nhiều tiền cho các phương pháp trị nám đắt đỏ, các cô gái cũng có thể tự cải thiện làn da bằng cách áp dụng những công thức trị...
Theo Khánh Huyền
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề BS Nguyễn Thị Hằng