Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhiều người chọn cách nâng mũi để thay đổi diện mạo.
Phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với những ngôi sao. Tại châu Á, Nhật Bản là nước có ngành khoa học tạo hình - thẩm mỹ đi tiên phong, phát triển rầm rộ những năm 1970. Khoảng 20 năm trước, người Nhật đi sửa mũi nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ số chiều cao của người Nhật tăng lên rõ rệt, kèm theo đó là chỉ số chiều cao sống mũi cũng tăng lên. Do vậy, người Nhật không còn đi phẫu thuật thẩm mỹ mũi nhiều nữa. Đó cũng là cơ hội cho ngành phẫu thuật thẩm mỹ của Hàn Quốc vươn lên dẫn đầu tại châu Á hiện nay. Hàng năm, sau các cuộc thi hoa hậu tại Hàn Quốc, luôn có những công trình nghiên cứu, đo đạc các chỉ số gương mặt và thể hình của 30 người đẹp lọt vào vòng trong. Từ thông số của các người đẹp, họ thống kê và phân tích lại những yếu tố tạo nên một cô gái đẹp. Chính nhờ những nghiên cứu đó, các chuyên gia thẩm mỹ có được chỉ số để làm mục tiêu cần đạt được cho khách hàng của mình.
Điều này lý giải vì sao, ngành thẩm mỹ ngày càng phát triển. Nhiều người đẹp nhờ đó mà thay đổi hoàn toàn nhan sắc.
Tại Việt Nam hiện nay, trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ để bước vào giới showbiz cũng lên cao. Bên cạnh đó là những cô gái trẻ muốn giữ được danh tiếng ‘hot girl’ cũng ‘hết mình’ cho phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là những sao Việt sau cuộc ly hôn không ít người tìm đến việc nâng mũi như một cách để thay đổi gương mặt, đồng nghĩa với suy nghĩ làm lại cuộc đời.
Lê Thị Phương đã từng chia sẻ về chuyện ly hôn. Nhưng người ta chỉ nhớ rằng cô gái này đã xinh đẹp lên rất nhiều sau chia tay chồng cũ nhờ cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, độn cằm.
Kim Hiền sau cú sốc về chuyện tình cảm đã quyết định đi nâng mũi để thay đổi cuộc đời.
Sau cuộc hôn nhân buồn với Thành Trung, Kim Phượng âm thầm thay đổi dung nhan. Cô chưa từng công khai thừa nhận đã đi nâng mũi nhưng vẻ đẹp hoàn hảo hiện giờ khác hẳn ngày trước đã hé lộ người đẹp từng đụng 'dao kéo'.
Vậy các sao Việt đã chọn sửa mũi bằng phương pháp nào?
Có nhiều phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ mũi: sử dụng vật liệu tự thân hoặc nhân tạo, mà các chất liệu cấy ghép nhân tạo đã được Hiệp hội Y khoa và Hiệp hội Tạo hình thẩm mỹ thế giới công nhận về tính an toàn. Có hai cách phẫu thuật mũi là mổ mũi hở tức là có một đường rạch ngang qua trụ mũi và hai bên lỗ mũi và mổ mũi kín nghĩa là đường rạch chỉ nằm trong lỗ mũi một bên hoặc hai bên.Các loại chất liệu trong việc nâng mũi:
- Chất liệu nhân tạo: Dùng silicone định hình, gore-tex, các chất liệu làm đầy như axit hyaluronic…
- Chất liệu tự thân: Sụn vành tai, sụn sương, xương mào chậu, xương sọ, các mô mềm như mỡ trung bì và cân cơ thái dương.
- Phối hợp các vật liệu nhân tạo với tự thân hoặc các vật liệu tự thân với nhau: Kết hợp silicone với sụn vành tai, hoặc silicone với cân cơ thái dương hoặc với mỡ trung bì, hoặc xương mào chậu với mỡ trung bì…
Vậy chúng ta nên chọn cách nào?
1. Nâng mũi bằng vật liệu silicone
Ưu điểm:
- Dễ tạo hình sống mũi.
- Thời gian tiến hành phẫu thuật nhanh.
- Giá thành dễ chấp nhận (tùy theo thương hiệu và kinh nghiệm của từng bác sĩ).
Nhược điểm:
- Nếu da vùng mũi mỏng sẽ dễ bị bóng da, làm mũi trông không tự nhiên.
- Dễ bị vẹo lệch do yếu tố chủ quan hoặc khách quan:
+ Yếu tố chủ quan là do kỹ thuật của bác sĩ. Điều này cũng khó tránh khỏi ngay cả với các bác sĩ giỏi tay nghề. (Nhưng bạn không nên quá hoang mang, nếu mũi bị vẹo lệch, bạn vẫn có thể đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh lại).
+ Yếu tố khách quan là do không tuân thủ những căn dặn của bác sĩ.- Có những người không tương thích được với vật lạ đưa vào cơ thể, do vậy sau 2-6 tháng sẽ có những dấu hiệu đào thải vật liệu ghép.
- Biến chứng ít gặp hơn: Sau thời gian dài (trên 10 năm), xuất hiện sự biến dạng da vùng tháp mũi như co kéo hoặc da không mềm mại, hoặc sống mũi bị sa xuống…
2. Nâng mũi bằng gore-tex
Trong một thời gian dài, gore-tex là chất liệu phẫu thuật thẩm mỹ rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc, nhưng hiện nay, người ta hạn chế sử dụng vật liệu này - chỉ sử dụng với những chỉ định khá chặt chẽ.
Ưu điểm:
- Dễ tạo dáng theo ý muốn: Sau khi đưa vào cơ thể, vật liệu đông cứng và bám chặt vào xương, không di chuyển giống silicone.
Nhược điểm:
- Không mềm dẻo như silicone nên ở vị trí chóp mũi không có tính linh hoạt và đàn hồi như bản chất của sụn.
- Sau thời gian dài, da đầu mũi sẽ thay đổi màu sắc.
- Khi đã đặt vào mà không có hình dáng như mong muốn của khách hàng thì việc sửa chữa rất khó khăn
.- Dễ bị nhiễm trùng. Chính vì chất liệu này quá nhiều nhược điểm cho nên ngày nay, người ta chỉ dùng khi sửa chữa vùng vách ngăn để kéo dài chiều dài mũi; hoặc trong tạo hình mũi bị biến dạng và mất hẳn xương chính mũi.
3. Nâng mũi bằng sụn vành tai
Ưu điểm:
- Chất liệu ghép tự thân nên hoàn toàn tự nhiên.
- Thời gian lành thương nhanh.
- Khoảng bốn tuần sau khi lành thương, sống mũi sẽ dính chặt vào tổ chức xung quanh.
Nhược điểm:
- Sụn vành tai mỏng, không đủ làm chất liệu ghép trong trường hợp mũi quá thấp
- Nếu lấy sụn với diện tích nhiều quá có thể gây biến dạng vành tai.
4. Nâng mũi bằng xương mào chậu hoặc sụn sườn
Ưu điểm:
- Chất liệu ghép lấy ra từ cơ thể mình nên hoàn toàn tự nhiên.
- Thời gian lành thương nhanh.
Nhược điểm:
- Khó tạo dáng cho vật liệu ghép.
- Sau thời gian dài, mũi bị biến dạng vì xương mào chậu và xương sườn nguyên khối bị tiêu ngót về mặt thể tích.
Hiện phương pháp này chỉ được chỉ định tương đối cho những dị dạng bẩm sinh hay dị dạng mắc phải quá lớn nhiều hơn là trong phẫu thuật thẩm mỹ.
5. Nâng mũi phối hợp vật liệu nhân tạo và tự thân
Vì các ưu và nhược điểm của các chất liệu nhân tạo và tự thân nên hiện nay, các bác sĩ thẩm mỹ thường có xu hướng phối hợp các loại chất liệu cấy ghép nói trên.