Thực hư việc phụ nữ dùng son khiến chồng, con nhiễm bệnh

Ngày 04/07/2015 10:02 AM (GMT+7)

Theo ước tính, một người phụ nữ ăn khoảng 7,7kg son môi trong cả cuộc đời thì người đàn ông cũng ăn khoảng 2,7kg.

Son môi là loại mỹ phẩm không thể nào thiếu trong túi xách của chị em. Đây cũng là vật bất ly thân với phụ nữ. Bạn có thể quên bất kỳ thứ gì khác như kem nền, kem che khuyết điểm, phấn tạo khối, phấn phủ,... nhưng không bao giờ quên được son môi. Nó gần như là loại mỹ phẩm chính trong giỏ trang điểm của chị em.

Thậm chí, để tiết kiệm thời gian trang điểm và không phải mang nặng, nhiều chị em còn chọn mua các bộ kít có những sản phẩm 3 trong 1, một thỏi son có thể làm cả phấn mắt, phấn má luôn. Với chị em phụ nữ, phấn có thể không có, nhưng son thì phải có ít nhất vài thỏi. 

Son môi làm cho đôi môi của bạn thêm đầy đặn, ấn tượng và giúp khuôn mặt bừng lên sức sống. Cứ so sánh khuôn mặt bạn trước và sau khi tô son môi sẽ rõ. Ngoài ra, có những loại son còn giúp dưỡng môi, làm cho da môi luôn mềm, không bị khô mà luôn căng mọng, quyến rũ. 

Thực hư việc phụ nữ dùng son khiến chồng, con nhiễm bệnh - 1

Son môi đã trở thành vật bất ly thân với chị em phụ nữ

Tiêu chí chọn son môi của chị em cũng rất đơn giản. Có người chọn thương hiệu, cứ thương hiệu nổi tiếng thì mua. Có người chọn màu sắc, càng rực rỡ càng tốt. Có người chạy theo xu hướng mới, theo các mùa trong năm, theo gu thời trang và phong cách của mỗi người,... 

Tuy nhiên thời gian gần đây nhiều thông tin cho thấy son môi chứa chì, hóa chất gây ung thư làm cho không ít chị em và cả các đấng mày râu lo lắng liệu rằng khi sử dụng son môi có chứa các chất này thì phụ nữ có mang bệnh và lây sang cho chị em?

Theo ước tính, một người phụ nữ ăn khoảng 7,7kg son môi trong cả cuộc đời thì người đàn ông cũng ăn khoảng 2,7kg.

Hầu hết các thỏi son đều chứa chì

Bạn luôn lo lắng rằng chì trong son sẽ làm da và môi thâm hơn? Thực tế có một điều đáng buồn là hầu hết trong tất cả các loại son đều chứa chì. Bởi nếu không có chì, son của bạn sẽ trôi rất nhanh và không giữ được màu. 

Chính vì người ta chưa phát minh ra được thành phần nào thay thế chì để giữ màu son, giúp son lâu trôi nên ngay cả các hãng mỹ phẩm lớn, uy tín đều dùng chì trong thành phần sản xuất của mình. 

Theo các chuyên gia, việc các sản phẩm son môi chứa nhiều kim loại nặng như chì, crom, catmi, nhôm,... là do nhà sản xuất muốn tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng phẩm màu công nghiệp. 

Top 10 trong danh sách 400 loại son chứa chì vừa được FDA công bố thuộc về nhiều thương hiệu nổi tiếng như  L'Oreal và Maybelline, Lancome, NARS, Shiseido, Mac, Chanel, Dior, Clarins, Clinique, Bobbi Brown, Estee Lauder... có những sản phẩm son chứa hàm lượng chì cao nhất. 

Các sản phẩm ít nhiễm chì nhất lại thuộc các thương hiệu rẻ tiền, như Wet & Wild Mega Mixers Lip Balm. Điều đó chứng tỏ giá cả không phải là một dấu hiệu chứng tỏ chất lượng sản phẩm.

Thực hư việc phụ nữ dùng son khiến chồng, con nhiễm bệnh - 2

Nếu không có chì, son của bạn sẽ trôi rất nhanh và không giữ được màu. 

Lượng chì trong son đạt chất lượng là không đáng kể

Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng. Chì là một khoáng chất tự nhiên nên nó có mặt trong mọi thứ ta dùng thường ngày. Chì có trong mỹ phẩm chỉ là do nguyên liệu có chứa khoáng chất chì oxit, lượng chì này chứa trong son chỉ ở lượng vài phần triệu nên thường không được ghi trong danh mục thành phần.

Hơn nữa, với những hãng mỹ phẩm có tên tuổi, chì trong một thỏi son được quy định rất nghiêm ngặt để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của khách hàng. Son Loreal dẫn đầu danh sách son chứa nhiều chì nhất là 7,19ppm (7,19 phần triệu).

Trong khi Theo quy định của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm mà Việt Nam đang áp dụng thì nồng độ chì tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 20 ppm (20 phần triệu).

Vì vậy, chị em khi sử dụng những loại son này có thể yên tâm rằng lượng chì trong son không thể làm bạn mang bệnh và khiến chồng, con nhiễm theo. 

Thực hư việc phụ nữ dùng son khiến chồng, con nhiễm bệnh - 3

Lượng chì có trong các loại son đạt chất lượng cao nhất là 7,19 phần triệu, trong khi hàm lượng chì cho phép tối đa là 20 phần triệu. 

Tuyệt đối không mua son không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Trong tình trạng mỹ phẩm đang được bán tràn lan, nhiều loại mỹ phẩm không rõ xuất xứ được bán trên thị trường thì bạn rất cần tỉnh táo để lựa chọn. Trong đó, đơn giản nhất là hãy kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của các loại mỹ phẩm mà bạn muốn mua.

Bởi với những loại mỹ phẩm này, không có ai có thể kiểm duyệt được thành phần, quy trình sản xuất và hàm lượng chất bảo quản, những thành phần độc hại khác có trong son. 

Ngoài ra, chị em cũng nên tỉnh táo khi mua sản phẩm được gắn mác là hàng xách tay nhưng bên trên sản phẩm lại không có bất kỳ thông tin gì. Vì vậy, hãy là người mua hàng thông minh, bắt đầu từ việc lựa chọn sản phẩm. 

Thực hư việc phụ nữ dùng son khiến chồng, con nhiễm bệnh - 4

Lựa chọn sản phẩm rõ xuất xứ, chính hãng để bạn không phải lo lắng khi sử dụng sản phẩm.

Dùng vàng 14k để thử son

Chị em vẫn rỉ tai nhau rằng cách để phát hiện son có chứa chì không bằng cách lấy một lượng son ra tay rồi dùng vàng để chà xát lên đó. Nếu son đổi thành màu đen thì có nghĩa là son chứa nhiều chì. 

Tuy nhiên, ngoài chì ra, những thành phấn khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng…khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì.

Mặc dù không có cơ sở khoa học, nhưng trong trường hợp không có cách nào để thử chì trong son, bạn vẫn có thể dùng cách này. Nếu son hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da của bạn.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi mua son bạn cũng cần chú ý đến thời hạn sử dụng. Trong trường hợp thỏi son vẫn còn hạn dùng nhưng trên thân son có những giọt nước nhỏ lấm tấm, bạn cũng tuyệt đối không nên dùng.

Thực hư việc phụ nữ dùng son khiến chồng, con nhiễm bệnh - 5

Khi dùng vàng thử chì, nếu son hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, bạn không nên lựa chọn.

Hoàng Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Son môi