Son môi được ví như quần áo của chị em, tức là không thể không có khi ra đường. Tuy nhiên son cũng là sản phẩm chứa nhiều hóa chất, vậy nếu sử dụng thường xuyên có làm hỏng môi.
Son môi là món đồ trang điểm không thể thiếu trên bàn trang điểm của nhiều chị em. Nhiều người còn nói đùa rằng ra đường có thể để mặt mộc nhưng nhất định không thể quên thoa son.
Tuy nhiên, không ít chị em sau một thời gian dài thoa son lại nhận thấy màu môi ngày càng thâm hơn so với thời gian khi trước. Liệu có phải việc đánh son trong thời gian dài đã gây ra những thay đổi ở môi. Vậy giữa người tô son môi và người không tô son, sau thời gian dài liệu có sự khác biệt?
Môi khô
Vùng da quanh môi vốn cũng rất mỏng manh nên sẽ dễ bị tác động từ bên ngoài, gây khô và bong tróc .
Thành phần chính của son môi là lanolin, sáp, bột màu và các thành phần khác. Trước hết, sáp và bột màu sẽ lấy đi một lượng độ ẩm nhất định trên môi, nếu son bám lâu trên môi sẽ dễ khiến môi bị khô. Nếu không chăm sóc môi tốt sẽ dẫn đến tình trạng này, khiến môi bị đổi màu. Lâu dần, môi trở nên khô hơn, nó có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề như viêm môi. Hơn nữa, thành phần của lanolin dễ gây ra một số phản ứng dị ứng đối với những chị em có tình trạng môi nhạy cảm.
Viền môi bị thâm
Nhiều người có sở thích thoa son nhưng lại rất lười tẩy trang. Nếu bạn thoa son trong thời gian dài và không tẩy son hoặc không tẩy đúng cách, một ít son sẽ đọng lại trên môi, lâu dần tích tụ lại và kết tủa sắc tố. Kết quả môi ngày càng xỉn màu và đậm hơn, viền môi chính là phần dễ nhận thấy nhất sự thay đổi này.
Rãnh môi sâu hơn
Ngoài 2 sự thay đổi trên, việc tô son lâu ngày cũng sẽ khiến môi bị mất nước và khô, đồng nghĩa với việc các rãnh trên môi sẽ ngày càng sâu hơn. Vì vậy khi thoa son sẽ càng bám màu lâu và khó tẩy sạch hơn.
Hơn nữa, rãnh môi càng sâu và nhiều sẽ khiến việc thoa son không còn đẹp nữa.
Sau khi biết 3 vấn đề trên, nhiều chị em chắc hẳn sẽ cảm thấy rùng mình, lo sợ cho đôi môi. Trên thực tế, bản thân việc tô son không gây hại cho chị em nhiều (với điều kiện son môi phải là sản phẩm chất lượng) nhưng việc chăm sóc trước và sau khi thoa son không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng môi suy giảm, lâu dần sẽ kém tươi tắn hơn so với những đôi môi không hoặc rất ít thoa son.
Cách để thoa son không làm hỏng môi
Trước khi thoa son
Trước khi trang điểm trên da mặt, chị em sẽ thực hiện dưỡng ẩm hoặc đắp mặt nạ để da đẹp và giúp lớp trang điểm bám lâu hơn. Với việc tô son, chị em cũng nên thực hiện thao tác dưỡng ẩm môi. Điều này còn giúp môi được "cách ly" với son một lớp và tránh gây kích ứng.
Dưỡng ẩm môi trước khi thoa son là bước nên có.
Không quên tẩy trang môi
Son môi sẽ không thể trôi sạch sẽ thng qua ăn uống hay chỉ bằng cách dùng nước thường để rửa. Cũng giống như khi chúng ta tẩy trang, dù lớp nền có bị oxy hóa và bong ra thì lớp trang điểm cũng cần được tẩy đi.
Nếu bạn không làm tốt công việc tẩy trang trên môi, về lâu dài sẽ xuất hiện sắc tố khiến màu môi bị sậm hơn. Son môi cũng cần có sản phẩm tẩy trang đặc biệt để làm sạch son tốt hơn và không bị sót lại trên môi.
Đồng thời, khi tẩy son, bạn nên nhẹ nhàng, không nên chà xát môi quá mạnh. Việc tẩy trang quá mạnh cũng có thể khiến môi bị tổn thương và làm hằn sâu rãnh môi.
Nếu bạn coi trọng đôi môi của mình thì tình trạng môi sẽ ngày càng tốt hơn, không dễ để làm sâu các đường viền môi và màu môi.
Ngoài ra, chị em dù có tôn son hay không cũng nên chăm sóc môi thật kỹ càng. Đặc biệt vào mùa thu đông hanh khô, bạn nên uống nhiều nước hơn. Khi môi bị khô, đừng liếm mà hãy dùng son dưỡng để dưỡng môi. Nếu có thời gian, trước khi đi ngủ, bạn có thể đắp mặt nạ môi hoặc son dưỡng dày đúng cách.