Đây là lí do vì sao nhiều bậc phụ huynh tranh thủ giai đoạn sơ sinh của con để cho bé phát triển tối đa những khả năng này.
Mẹ sẽ phải ngỡ ngàng khi biết thiên thần bé bỏng, nhỏ xíu của mình lại sở hữu những khả năng đặc biệt này. Dưới đây là những điều mà trẻ sơ sinh có thể làm tốt hơn cả người lớn.
Bản năng dưới nước
Khi bạn cho một em bé dưới 6 tháng tuổi xuống hồ nước, dùng tay đỡ bé, bụng bé úp xuống mặt nước, bé sẽ có phản xạ dùng tay và chân quẫy đạp. Khi bạn nhúng mặt bé xuống dưới nước, bé sẽ có phản xạ nín thở và mở mắt. Trẻ từ 0- 6 tháng tuổi khi nhúng đầu xuống nước sẽ có khả năng giữ được hơi thở một cách tự nhiên, tốt hơn hẳn so với những ngưới lớn không biết bơi. Khi ấy, nhịp tim của trẻ giảm, giúp trẻ duy trì lượng oxy và máu sẽ lưu thông chủ yếu ở hai cơ quan quan trọng nhất là tim và não.
Các em bé Tây mới vài tháng tuổi được học cách bơi lội vui vẻ, miệng mở, mắt mở không hề sợ nước là chuyện không hề hiếm.. (Ảnh minh họa)
Đáng tiếc là khả năng này của các em bé sẽ mất dần đi khi các bé lớn lên – khi mà bộ não dần dần kiểm soát hầu như tất cả các phản ứng của con người. Đó là lí do vì sao ở phương Tây, rất nhiều cha mẹ tận dụng “giai đoạn vàng” khi con còn là trẻ sơ sinh để cho bé học bơi. Các em bé Tây mới vài tháng tuổi được học cách bơi lội vui vẻ, miệng mở, mắt mở không hề sợ nước là chuyện không hề hiếm..
Bản năng “đáng yêu”
Đáng yêu là một bản năng mang tính sinh tồn của trẻ sơ sinh. Một điều dễ nhận thấy là những em bé có đôi mắt to tròn, khuôn mặt bầu bĩnh, môi chúm chím, mũi nhỏ,... thường sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Càng lớn, con người sẽ càng “bớt dễ thương” đi. Dưới góc nhìn khoa học, nguyên nhân là bởi khi con người sinh ra sẽ phải đối mặt với nhiều sự nguy hiểm, để thích nghi được với môi trường khắc nghiệt xung quanh, con người trong quá trình lớn lên phải giảm bớt... độ dễ thương đi.
Đáng yêu cũng là một trong những bản năng sinh tồn đặc trưng của trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)
Khả năng tiếp thu nhanh
Các bé sơ sinh sở hữu tốc độ tiếp thu kiến thức nhanh một cách “chóng mặt”. Đối với một em bé 3 tuổi, não của bé liên tục thực hiện những kết nối trên, ước tính có khoảng 1.000 tỷ liên kết như vậy (gấp đôi so với người lớn).
Nhận biết nhịp điệu
Trẻ sơ sinh được coi là những ‘bậc thầy’ của nhịp điệu. Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện ra rằng chỉ từ 2 -3 ngày sau khi sinh, các em bé đã có thể nhận biết được nhịp điệu. Điều này lí giải vì sao các em bé thường bị thu hút bởi âm nhạc từ rất sớm. Một em bé đang quấy khóc hoặc khó ngủ có thể trở nên dễ chịu, thư thái hẳn lên nếu được xoa dịu bằng những bài hát, lời ru hoặc đơn giản là tiếng thủ thỉ đều đều của mẹ.