4 thói quen xấu của cha mẹ Việt làm 'hỏng' con

Ngày 14/05/2015 18:05 PM (GMT+7)

Khi gặp tắc đường, thấy con trai liên tục ôm đầu kêu than "Chết mất thôi", tôi mới nhận ra: Trẻ nhỏ học theo y hệt những gì chúng thấy người lớn làm.

Vào sáng thứ bảy tuần trước, hai vợ chồng tôi lái xe chở Ben, cậu con trai 8 tuổi của tôi đến cuộc thi bơi lội toàn quốc mà bé được trường lựa chọn để tham gia. Không may là trên đường đến địa điểm thi có một đoạn công trình xây dựng khiến xe cộ của đoạn đường này bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Hàng xe cộ bị dồn ứ kéo dài hàng chục mét.

Chứng kiến cảnh tắc đường dài ngoằng ấy, Ben đã rất sốt ruột, người cứ nhảy tưng tưng ở trên xe và liên tục vung vẩy hai tay, gằn giọng khó chịu “Tại sao bố lại đi đường này, thế này thì con không kịp đến giờ khởi động mất. Nếu con không kịp khởi động thì chắc chắn con sẽ thua! Sẽ thua! CHẾT MẤT"

Hai chữ cuối của con, Ben hét tướng lên và nước mắt chực trào xối xả. Dù tôi đã liên tục trấn an rằng mình đã chủ động đi thật sớm phòng tắc đường, và rằng con sẽ đến kịp giờ khởi động nhưng Ben không tin tôi, bé cứ lải nhải suốt 10 phút xe bị ùn tắc không động đậy trên đoạn đường đó. Và chồng tôi quay sang tôi và cười mỉm: “Thằng bé phản ứng giống hệt em đấy! Có khi hôm nào anh sẽ ghi âm lại cho em nghe giọng của mình những lúc giống thế này nhé”.

4 thói quen xấu của cha mẹ Việt làm #039;hỏng#039; con - 1

Tôi đã tròn mắt ngạc nhiên vô cùng khi nghe chồng mình nói vậy, nhưng hóa ra đó quả là một sự thật phũ phàng.  Chính những hành vi phản ứng thái quá của tôi đã có tác dụng ngược, khi chứng kiến những khoảnh khắc ấy vô tình đã được lưu giữ ghi nhớ trong bộ nhớ của cậu con trai tôi.

Rõ ràng nếu tôi nhận thức được chính xác điều mình đang làm hay đang nói thì sẽ tuyệt vời hơn để dạy dỗ con mình nhưng đôi lúc chính những thói quen vô tình lại có ảnh hưởng không tốt đến đứa trẻ.

Thói quen dễ dàng nổi nóng và gào thét khi cảm thấy cuộc sống là một chuỗi khủng hoảng 24 giờ 7 ngày

Có trẻ nhỏ, chăm sóc và nuôi dạy con cái là một điều không hề dễ dàng đối với tôi. Từ lúc bắt đầu mang bầu đến lúc sinh con, chăm con từ lúc còn bé thơ đỏ hỏn đến khi bắt đầu hình thành và phát triển tính cách khiến tôi lúc nào cũng giống như quả bom nổ chậm. Chỉ cần một chút không đúng ý là tôi có thể nhăn mặt, càu nhàu liên tục và thấy rất khó chịu. Kéo theo đó đương nhiên là những phản ứng thái quá đối với những tình huống rất bình thường.

Thử tưởng tượng làm sao Ben của tôi sẽ lớn lên và đối mặt với những vướng mắc, khó khăn của con sau này nếu ngày nào bé cũng chứng kiến mẹ mình vật lộn và càu nhàu với những điều tưởng như đơn giản nhất ấy? Sẽ thật khó khăn cho con để tìm ra những điều phù hợp với bản thân, khi lúc nào mẹ của bé cũng cao giọng với bé chỉ với vấn đề nhỏ nhặt hay khi người mẹ ấy cứ phóng đại vấn đề với các cụm từ như “con không bao giờ” hay “con lúc nào cũng thế”,...

Vì vậy đã có một hôm Ben phải hét lên với tôi “Mẹ thật bất công, mẹ thật tồi tệ! chỉ đơn giản vì tôi đã mắng bé và không cho bé ăn một que kem trước khi đi ngủ. Điều tệ hơn sau này là khi thật sự phạm phải sai lầm, Ben sẽ tìm cách giấu diếm, nói dối tôi và không muốn tôi biết sự việc chỉ vì sợ phải nghe mắng, sợ mẹ sẽ nghĩ quá lên và sẽ phạt bé thật nặng.

Cách giải quyết

Tôi đã tìm hiểu một số bài báo nghiên cứu khoa học để tự tìm cho mình một giải pháp, để khắc phục cho chính tính cách nóng vội khó chịu của mình và cho chính cậu con trai Ben của tôi. Tôi đã đặt ra cho mình một thang điểm từ 1 đến 10 khi mỗi lần bản thân tôi hay Ben gặp phải vấn đề hoặc sự cố. trong đó điểm 1 là những sự cố sẽ chẳng bao giờ khi nào có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi như việc Ben để quên đồ dùng học tập khi đến lớp và 10 là những sự cố khẩn cấp như Ben bị kẹp tay vào cửa tụ máu tím bầm. Ban đầu tôi luôn có cảm giác tất cả mọi sự cố đều ở thang điểm 20 chứ không phải 10 nhưng dần dần theo thời gian mọi sự lại đâu vào đó. Bản thân tôi và chính Ben đã biết kiềm chế hơn cách phản ứng thái quá với mọi vấn đề.

Thói quen che giấu cảm xúc

Ngược hẳn lại với tôi lại là tính cách của chị gái tôi, người luôn cho con thấy cuộc sống chỉ toàn màu hồng. Bất kể khi nào có vấn đề hay khó khăn, chị ấy không bao giờ khóc trước mặt con, không bao giờ tỏ ra buồn bã, kể cả khi Len, cô gái 6 tuổi của chị ấy rõ ràng có thể cảm nhận được mẹ đang có vấn đề và hỏi thì chị ấy cũng chỉ nói « không sao đâu con, mọi chuyện đều ổn ».

Luôn luôn lạc quan, yêu đời không phải là xấu, nhưng nếu che giấu cảm xúc và che giấu sự thật với con sẽ có ảnh hưởng không tốt với chính con mình. Kể cả cha mẹ có giấu thế nào thì với sự nhạy cảm của con trẻ, con vẫn có thể cảm nhận được sự thật ngược lại. Lâu dần con sẽ có cảm giác bố mẹ không tin tưởng mình, mình không đáng được biết sự thật, che giấu cảm xúc với con thì khi lớn lên, bé cũng sẽ không chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình với bố mẹ.

Cách giải quyết

Mẹ đừng nên nghĩ trẻ con còn quá bé không thể hiểu được chuyện. Sẽ không có gì là xấu nếu mẹ khóc với con khi mẹ buồn, khi có những thăng trầm trong cuộc sống. Mẹ hãy kể với con, tâm sự với con, kể cả khi con không thể hiểu hết. Đó là sự kết nối tình cảm và con có thể cảm nhận được sự chia sẻ, gắn bó tình gia đình hơn là mẹ nghĩ.

Thói quen đặt câu hỏi khi yêu cầu

Ngoài thói quen dễ dàng tức giận như tôi đã chia sẻ ở trên, tôi còn có một vấn đề trong cách đối xử với Ben hàng ngày. Mỗi khi yêu cầu Ben làm một việc gì đó, tôi đều kết thúc câu yêu cầu bằng chữ « được chứ con ? » giống như một câu hỏi. Ví dụ như « Ben, con dọn đồ chơi vào nhé, được không con ? » và lúc đó, Ben hiểu cậu bé có quyền lựa chọn dọn hoặc không. Và lựa chọn của con là gì ? Đương nhiên là không dọn. Tôi lại lặp lại yêu cầu của mình, lựa chọn lại là không và tiếp nối là sự tức giận của tôi, lại quát mắng. Kết quả là cả tôi và con tôi đều không vui, đều khó chịu và buồn bã.

Cách giải quyết

Cách đơn giản nhất là hãy kết thúc câu bằng dấu chấm câu, theo đúng nghĩa đen của nó. Tôi đã sửa thói quen « được không con ? », « được chứ con ? » bằng những câu như « Con hãy mặc quần áo để còn đi chơi, nhé ! » hay « Hãy tắt tivi cho mẹ xem, hoặc để mẹ giúp con ! ». Rõ ràng là khi giành lại quyền kiểm soát về phía mình, tôi đã cảm thấy dễ dàng hơn khi yêu cầu Ben làm việc và nhất là có thể ngăn chặn sự mất bình tĩnh của bản thân mình, ngược lại con tôi hiểu ở đây ai là người có vị thế và bé sẽ buộc phải làm theo những điều tôi dạy hay yêu cầu.

Thói quen chỉ trích

Tôi hay soi xét mọi sai lầm của Ben, từ cái nhỏ nhặt đến cái to tát. Khi nhìn vào sổ điểm của Ben, tôi lướt qua những môn được điểm 9, điểm 10, tôi trỏ ngay ngón tay của mình vào môn điểm 7 của Ben và bắt con giải thích. « Có chuyện gì với môn này ? điều gì đã xảy ra với con khi làm bài kiểm tra môn này ? Tại sao lại là 7 mà không là 9 ? »

Lúc nào tôi cũng chỉ trích, lúc nào cũng chỉ là sai lầm. Và tất nhiên Ben của tôi rơi vào khủng hoảng, bé nhận thấy mình chỉ toàn làm những điều không tốt, toàn làm mẹ không vừa ý và cảm thấy sợ hãi, lạc lõng và có thể mẹ sẽ bỏ rơi mình bất cứ lúc nào. Bé sẽ lớn lên thế nào với cảm giác này đây ?

Chồng tôi đã chỉ ra cho tôi thấy nếu chỉ trích con sẽ không giúp bé tốt hơn mà chỉ càng ảnh hưởng xấu hơn đến sự phát triển tính cách của con sau này. Lớn lên bé cũng sẽ chỉ toàn nhìn thấy những sai lầm của người khác mà thôi.

Cách giải quyết

Tôi chú ý hơn đến những điều tốt mà con làm được. Tôi nhìn nhiều hơn vào những điểm 9 điểm 10 của bé, vào những thứ bé làm tốt thay vì nhìn vào những điều bé chưa làm được. Sau đó tìm phương pháp để giúp bé cải thiện điểm số ở những môn chỉ được 7 hay trung bình. Tôi học cách khen ngợi con, khích lệ, động viên Ben để bé có được động lực phấn đấu. Tôi đến gần với con hơn và được bé chia sẻ nhiều hơn, kể cả những khi bé làm chưa được tốt.

Làm mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Và học cách thay đổi những thói quen xấu là điều mà bất kể người làm cha, làm mẹ nào cũng phải làm để có thể nuôi dạy con mình một cách tốt nhất.

Mời các mẹ tham gia chia sẻ, tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết hữu ích khi nuôi con nhỏ tại Hội các mẹ yêu con nhé!
Quỳnh Trần
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con