Bột ăn dặm cho bé nên bao gồm đủ 4 nhóm chất bột đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây và được nấu mềm, mịn.
Với bé mới bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé chỉ vừa tiết ra men tiêu hóa tinh bột và bé vẫn chưa sẵn sàng để “đổi vị” ngay lập tức. Chính vì thế, trong giai đoạn đầu, bột của bé nên có thành phần chính là sữa, phối hợp cùng các nguyên liệu khác với tỷ lệ nhỏ để giúp bé dễ làm quen.
Gợi ý cho mẹ một số món bột ăn dặm cho bé vừa đơn giản vừa đủ chất:
1. Bột cá, cà rốt
2. Bột thịt ngan, rau dền
3. Bột trứng, rau cải ngọt
4. Bột tim gà, bí đỏ
5. Bột thịt bò, bí xanh
6. Bột tôm, khoai mỡ tím
7. Bột thịt lợn, rau ngót
Lưu ý khi nấu bột ăn dặm cho bé
- Lưu ý việc chọn thực phẩm: Đối với mỗi độ tuổi trẻ có thể bị dị ứng với những thực phẩm khác nhau và hệ tiêu hóa chỉ có thể dung nạp thức ăn nhất định, đặc biệt là bé dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó cũng có những thực phẩm được khuyên là không nấu cùng nhau. Vì thế mẹ cần tham khảo kĩ việc bé ăn được thực phẩm nào và không ăn được thực phẩm nào để chế biến bột ăn dặm cho bé.
- Không nên cho bé ăn quá nhiều chất đạm: Nhiều mẹ nấu bột cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng... và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ.
Nhiều mẹ vì nghĩ rau củ quả hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa nên lại cho bé ăn dặm chất xơ quá nhiều so với lượng cần thiết, nên dẫn đến ruột bé bị kích thích quá mức khiến bé bị tiêu chảy, hoặc bị táo bón do chất xơ bị đọng nhiều trong ruột bé.
Mẹ lưu ý nầu bột ăn dặm cho bé phải đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây.
- Đừng chỉ cho ăn nước, không ăn cái: Hiện nay không ít chị em vẫn ninh xương, nghiền rau, xay thịt chỉ lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho con vì nghĩ như thế cũng đủ chất rồi hay sợ trẻ bị hóc, ói. Thực ra, các chất dinh dưỡng, vitamin nằm trong phần xác thực phẩm là chính.
Không ít chị em vẫn ninh xương, nghiền rau, xay thịt chỉ lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho con (Ảnh minh họa)
- Đừng quyên cho dầu ăn vào bột của bé: Nhiều mẹ khi nấu bột cho trẻ đã không cho hoặc cho rất ít dầu ăn, điều này khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thụ.
- Đừng nấu bột ăn dặm cho bé theo khẩu vị của người lớn: Ở trẻ mới ăn dặm, bé hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì. Khẩu vị của bé hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn. Các bà mẹ thường có thói quen nếm thức ăn cho trẻ, và cứ nghĩ rằng trẻ em cũng giống mình, phải vừa miệng thì trẻ ăn mới ngon. Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ.
- Không nên cho muối vào bột: Các chuyên gia y tế đều khuyên rằng việc cho muối vào thức ăn của những bé đang độ tuổi tập ăn dặm là không cần thiết. Đối với các bé này, lượng muối khoáng có tự nhiên trong rau củ quả, sữa mẹ và sữa công thức mà bé hấp thụ là hoàn toàn đủ.
Không nên cho muối vào bột của trẻ (Ảnh minh họa)
Ở giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi, thận của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, việc nêm mắm, muối hay các gia vị thường xuyên hoặc nhiều sẽ tạo gánh nặng cho thận, về lâu dài trẻ sẽ khiến có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, hư thận, phù thũng, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tổn thương não bộ.
- Không bỏ thêm mật ong vào bột của bé: Mẹ cần lưu ý không bao giờ bỏ thêm mật ong vào bột ăn dặm cho bé trong khi chế biến. Mật ong có thể gây nên chứng botulism, một tình trạng bệnh về xương vô cùng nguy hiểm với bé.
- Chế biến thực phẩm an toàn, sạch sẽ: Hạn chế tối đa mua rau củ đóng hộp và cần gọt sạch vỏ, không dùng phần mỡ của thịt, không chế biến đồ ăn với da gà.
- Đa dạng các nguyên liệu nấu bột ăn dặm cho bé: Việc thay đổi các loại thức ăn trong mỗi bữa ăn dặm của trẻ sẽ giúp mẹ nhận biết được khẩu vị của con.
- Mỗi lần chỉ nên nấu với lượng vừa đủ: Nhiều mẹ tiếc phần bột bé ăn còn thừa nên mang bảo quản lạnh và hâm nóng lại cho bé dùng sau. Cách làm này khiến bột có thể bị vữa, hỏng hay sản sinh các độc tố và vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé nhé.