Cho con tham gia nhiều lớp học ngoài giờ, dạy con luôn phải biết sẻ chia hay ép con học hành được điểm tốt,... có phải là những điều thực sự cần thiết cho con?
Theo một thống kê cho thấy, hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng mình có những kỹ năng và phương pháp nuôi dạy con rất tốt. Song thực tế thì không phải lúc nào cũng đúng.
Cha mẹ thường mắc phải những sai lầm một cách lặp đi lặp lại khiến đứa trẻ cảm thấy sợ hãi và ảnh hưởng tâm lý.
Dưới đây là những minh chứng cụ thể cũng như cách giải quyết phù hợp được đưa ra từ các nhà tâm lý học, chắc chắn sẽ giúp phụ huynh tránh khỏi những sai lầm không đáng có.
1. "Con không được mách lẻo, tố giác người khác"
Bố mẹ thường nói với con cái rằng “Đừng nên nói về những việc làm không tốt của người khác” và nghĩ sẽ thật đúng đắn nếu con làm như thế. Song, các nhà tâm lý học lại lo lắng về việc trẻ em không thường chia sẻ về những vấn đề của con khi đến trường. Sở dĩ trẻ không nói ra những điều tiêu cực vì sợ sẽ bị người khác nói mình là một đứa trẻ không tốt.
Thay vì dạy con im lặng thì người lớn nên dạy con biết cách nói lên những vấn đề tiêu cực, không công bằng để nhận được những sự hỗ trợ từ bố mẹ hay giáo viên một cách ổn thỏa.
2. "Nín ngay, con không được khóc"
Bố mẹ thường cảm thấy khó chịu nhìn thấy con khóc lóc, tức giận hay ném đồ chơi, đôi khi còn hét lên bắt con phải “Nín ngay” hay “Không được khóc” thay vì tìm hiểu rõ vấn đề khiến con như vậy.
Phản ứng này gây ra tác độ vô cùng xấu đến cảm xúc của trẻ nhất là lúc đó, bản thân trẻ đã cảm thấy khá tệ rồi. Điều cần thiết đó là tìm cách giải tỏa khó chịu bằng tình cảm. Đây được xem là nền tảng của sức khỏe tâm lý cho trẻ.
Khả năng thể hiện những cảm xúc tiêu cực là một điều mà mọi người trưởng thành cần phải có. Vì thế, trong tương lai chắc chắn con bạn cũng sẽ rất cần, vậy hãy giúp con hình thành ngay từ khi còn nhỏ.
3. Nhanh chóng thỏa hiệp khi được yêu cầu
Việc con cái được sống trong sự thân thiện, hòa nhã với những người xung quanh là điều mà phần lớn các bậc cha mẹ đều mong muốn. Vì thế, họ khó lòng chấp nhận khi nghe về một xung đột hay vấn đề cự cãi giữa con và những người khác. Vô tình điều đó khiến cho có suy nghĩ ưu tiên “tốt cho mọi người” hơn là nghĩ về bản thân mình.
Có thể, trong tương lai điều đó rất cần thiết để con có thể phát triển những mối quan hệ và dễ dàng hơn trong việc giao tiếp với mọi người; song đừng chăm chăm nghĩ rằng mình phải làm hài lòng tất cả mọi người. Bởi vì như thế, con bạn sẽ phải hy sinh lợi ích và mục tiêu của riêng con.
4. Nếu học không giỏi thì lớn lên con sẽ không có một công việc tốt
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng, nếu ở trường con là một học sinh ngoan, giỏi thì tất nhiên, tương lai con sẽ là một người thành công. Mặc dù giáo dục đóng một vai trò rất lớn song lại không phải là yếu tố suy nhất cho sự thành công.
Howard Gardner của Trường Đại học Harvard cho rằng, hầu hết các bài kiểm tra IQ chỉ xác định một mức độ logic nào đó, trong khi lại bỏ qua hình ảnh không gian, cơ thể, động học, âm nhạc và các vấn đề về trí tuệ khác. Một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng, sự nhanh nhạy về cảm xúc cũng đóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của một người trưởng thành.
5. Trẻ cần có nhiều đồ chơi đắt tiền và hiện đại
Các nhà xã hội học Mỹ cho biết, số tiền cha mẹ chi cho con cái tăng lên hàng năm, khiến nhiều gia đình không muốn có con.
Ashley Eneriz, một người mẹ và một chuyên gia tài chính chỉ ra rằng cha mẹ đã cho con nhiều hơn mức độ mà con thực sự cần thiết. Cô cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ là hãy suy nghĩ nghiêm túc hơn về những thứ mà bạn mua cho con, liệu có thực sự cần thiết. Hay đó chỉ là bố mẹ đang cố gắng cho con những gì mà thuở nhỏ bố mẹ không có? Hoặc như một cách bù đắp khi vừa mới quát mắng con?
Việc tiết kiệm những khoản chi tiêu cho con cái không khiến bạn trở thành một người cha, người mẹ xấu mà là đang làm gương dạy con không nên tiêu tiền vào những thứ không cần thiết.
6. Đưa ra điều kiện "nếu... thì..." để phạt trẻ
Các nhà tâm lý học khẳng định, việc tước đoạt một thứ gì đó từ một đứa trẻ không phải là một hình phạt hiệu quả. Đây là một trong những hình phạt nguy hiểm nhất và không phải lúc nào cũng rõ ràng vì nó còn phụ thuộc và tâm trạng của cha mẹ.
Việc lấy đi một món đồ yêu thích của trẻ hay ngăn cấm con đi chơi với bạn bè sẽ không mang lại cho con một bài học gì cả. Trái lại, vô tình sẽ khiến cho suy nghĩ rằng một người có quyền lực thì có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.
7. Cha mẹ luôn cố gắng cho con tham gia nhiều lớp học
“Tôi không muốn con tôi buồn chán” là điều mà hầu hết các phụ huynh nói khi đưa con đến các lớp ngoại khóa hay mua đồ chơi mới cho con. Họ luôn cố gắng đảm bảo không có một khoảnh khắc nào mà đứa trẻ cảm thấy buồn chán và vì thế vô tình họ phạm phải sai lầm về những cách để con có thể thư giãn thực sự.
Các nhà tâm lý học cho rằng, nếu cha mẹ không cho con cơ hội thì không bao giờ chúng học được tính tự lập.
8. Con phải biết chia sẻ đồ chơi
Dạy con biết cách chia sẻ là điều nhiều phụ huynh hướng đến. Nhưng đó chưa phải là điều đúng đắn hoàn toàn nếu trẻ bị buộc phải chia sẻ một điều gì đó mà mình không muốn. Ngược lại, trẻ sẽ trở nên lo sợ, dè dặt hơn bởi không biết khi nào bố mẹ sẽ lấy đồ của mình cho người khác.
Bố mẹ nên học cách đặt mình vào vị trí của con. Liệu bạn có muốn chia sẻ đồ đạc cá nhân của bạn với một người bạn hầu như không biết? Bạn sẽ cởi áo yêu thích của bạn chỉ vì hàng xóm của bạn thích nó? Chắc là bạn sẽ không thích và không làm những điều đó đâu, vậy nên hãy ngừng việc bắt ép con cái mình phải làm điều đó.