Bé 3 tháng thóp phồng to dẫn đến tử vong, BS lắc đầu "do mẹ sau sinh chỉ ăn thịt"

Ngày 26/07/2018 13:00 PM (GMT+7)

Tiến sĩ Ji cho biết, trường hợp của bé 1 tháng tuổi mới đây còn may mắn, trước đó đã có bé 3 tháng tuổi còn bị tử vong do mẹ cho con bú mà không để ý ăn uống.

Thời gian cho con bú nhiều mẹ thường chỉ chú ý ăn nhiều thịt vì cho rằng những món ăn này bổ dưỡng mà thường quên đi có một vài món ăn cần thiết cũng không thể thiếu, giúp cân bằng, bổ sung dinh dưỡng cho bé. Trường hợp của bà mẹ trẻ dưới đây là một bài học vô cùng ý nghĩa.

Mẹ không ăn rau khiến con sơ sinh bị xuất huyết não, tử vong

"Bác sĩ ơi, bác sĩ cứu con em với, bé bị làm sao thế này?", đó là câu nói của một bà mẹ trẻ đem con trong tình trạng bị co giật đến khám khiến bác sĩ Ji ở bệnh viên nhân dân Qingyuan thuộc Thẩm Dương (Trung Quốc) vẫn còn nhớ mãi.

Sau khi thăm khám, bác sĩ xác định bé sơ sinh hơn 1 tháng tuổi có phần thóp căng. Kết quả chụp CT cho thấy bé bị xuất huyết não và được đưa đến phòng khám chăm sóc chuyên sâu dành cho trẻ nhỏ để theo dõi và điều trị thêm.

Bé 3 tháng thóp phồng to dẫn đến tử vong, BS lắc đầu amp;#34;do mẹ sau sinh chỉ ăn thịtamp;#34; - 1

Sau khi trò chuyện với bà mẹ để xác định nguyên nhân, các bác sĩ cho biết tình trạng của bé xuất phát từ việc người mẹ trong thời gian cho con bú chỉ toàn ăn các loại thịt mà không bao giờ ăn các loại rau lá xanh.

Tiến sĩ Ji nói rằng đây cũng không phải là một trường hợp duy nhất. Trước đấy có một bà mẹ ở vùng quê của Qingyuan phát hiện con sơ sinh chưa đầy 3 tháng tuổi có những biểu hiện bất thường. Bé gái được gửi đến bệnh viên nhân dân Thanh Viễn để điều trị và tử vong trên đường đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bé gái được phát hiện thóp phồng to, thiếu vitamin K dẫn đến xuất huyết não. Các bác sĩ cũng bất lực trong việc cấp cứu cho bé.

"Bi kịch này là do mẹ và có thể tránh được nếu như bà mẹ ăn rau lá xanh khi cho con bú", tiến sĩ Ji cho biết.

Bé 3 tháng thóp phồng to dẫn đến tử vong, BS lắc đầu amp;#34;do mẹ sau sinh chỉ ăn thịtamp;#34; - 2

Trẻ bú sữa mẹ thiếu hụt vitamin K do mẹ ăn uống thiếu chất

Trẻ thiếu hụt vitamin K hầu hết là do trong quá trình bú sữa mẹ, mẹ không ăn rau xanh. Trong một vài trường hợp nó sẽ gây ra sự rối loạn đông máu (máu khó đông).

Vitamin K là một vitamin tan trong chất béo có tham gia vào việc sản xuất các yếu tố đông máu của cơ thể người II, IV, IX, và X. Hàng năm, có nhiều trường hợp trẻ thiếu hụt vitamin K, bệnh thường xảy ra ở trẻ 1-3 tháng tuổi đang bú sữa mẹ vì các bà mẹ thường ngừng ăn rau lá xanh trong thời kỳ này.

Bé 3 tháng thóp phồng to dẫn đến tử vong, BS lắc đầu amp;#34;do mẹ sau sinh chỉ ăn thịtamp;#34; - 3

Trẻ thiếu hụt vitamin K thường có biểu hiện ăn uống kém, nôn, vàng da thậm chí là co giật, xuất huyết não kèm theo các rối loạn đông máu toàn thân như xuất huyết ở da, bầm tím, chảy máu hoặc nốt ban như kim châm.

Vì thế, bác sĩ Ji cũng khuyến khích các bà mẹ cho con bú nên ăn rau lá xanh, trái cây trong thời gian cho con bú chứ không nên chỉ chăm chăm ăn thịt.

Theo TS.BS Lê Minh Trác – Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Trung Ương, tỷ lệ trẻ thiếu hụt vitamin K rất ít. Theo điều tra của Việt Nam từ 1995 -1999, ở Hà Tây (nay là Hà Nội) có 110-130/100 nghìn trẻ bị xuất huyết não do thiếu hụt vitamin K, tức là chỉ có 1/1000 trẻ bị. Vì vậy, cha mẹ không thể biết được nếu trẻ không có biến chứng, biểu hiện xuất huyết. Cách phòng tránh duy nhất là tiêm phòng đồng loạt.

Để phòng tránh thiếu hụt vitamin K, trong thời gian mang thai, bà mẹ nên được ăn uống đầy đủ thịt, cá, tôm, cua, ốc, ếch và rau xanh, hoa quả các loại cùng với chế độ nghỉ ngơi làm việc nhẹ nhàng, phù hợp.

Ngoài ra, tất cả trẻ sơ sinh nên dự phòng vitamin K bằng đường uống 3 lần hoặc đường tiêm bắp 1 lần ngay sau sinh.

Trẻ sơ sinh khuyến cáo tiêm bắp 100%. Đối với trẻ nặng trên 1,5kg, liều lượng là 1mg vitamin K, còn trẻ nặng dưới hoặc bằng 1,5kg, liều lượng bổ sung là 0,5mg vitamin K tiêm bắp.

Lời khuyên của bác sĩ

Bố mẹ không nên tự ý mua vitamin K bổ sung cho trẻ bởi bố mẹ không biết liều lượng như thế nào. Cách tốt nhất, bố mẹ nên tuân theo chỉ định của y tế và dùng thuốc có chỉ định của y tế.

Tất cả cơ sở y tế có sản khoa để đẻ trên toàn quốc đều có thể thực hiện tiêm bắp hoặc cho trẻ uống vitamin K. Trong trường hợp chưa có thuốc, bố mẹ hãy đến cơ sở Nhi khoa của bệnh viện tỉnh hoặc sản khoa của tỉnh. Những cơ sở này đều có thể triển khai dự phòng vitamin K cho trẻ.

Vì sao ngay khi lọt lòng mẹ, trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng vitamin K?
Trước trào lưu "anti vắc xin" của một bộ phận các bà mẹ bỉm sữa, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh kịch liệt phản đối và cho rằng việc tiêm phòng là vô cùng cần...
Chi Chi (Dịch từ Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách