Trong bữa tiệc sinh nhật có đầy đủ gia đình hai bên, một người họ hàng bỗng đặt câu hỏi đầy khó xử.
Sau khi gia đình có em bé, trong cuộc sống hàng ngày, các thành viên trong gia đình hay đặt những câu hỏi như: Bố hay mẹ tốt hơn, Con yêu ông hơn hay yêu bà hơn? Con thích ở nhà nội hay nhà ngoại? Con nói xem, bố hay mẹ thương con nhiều hơn?....Đây là những câu hỏi mà nhiều cha mẹ Việt cho rằng "vui" và muốn thử phản ứng của con. Tuy nhiên, việc hỏi như vậy có nên? Và cha mẹ mong muốn con sẽ trả lời thế nào đây?
May mắn là, một cô bé 4 tuổi ở Trung Quốc đã có câu trả lời đầy bất ngờ khi vô tình "bị" hỏi như vậy.
Theo đó, hôm đấy là sinh nhật Tiểu Quân, có rất nhiều khách đến tham gia, cả gia đình và bạn bè bố mẹ hai bên. Trong bữa tiệc, một người họ hàng vì muốn trêu Tiểu Quân nên sau bữa ăn đã đặt câu hỏi "Tiểu Quân, con thấy bà nội tốt hay bà ngoại tốt?" Câu hỏi tưởng đùa vui nhưng khiến cho tất cả mọi người đều im lặng hồi hộp, nhất là khi có mặt cả bà nội và bà ngoại ở đó.
Lúc này, Tiểu Quân sau một hồi suy nghĩ đã trả lời:
"Con nói bà nội tốt thì bà ngoại sẽ buồn. Con nói bà ngoại tốt thì bà nội không vui. Hai bà đều chăm sóc con, yêu con mà. Bác hỏi vậy là vô duyên đấy!"
Câu trả lời như "bà cụ non" của Tiểu Quân khiến mọi người bất ngờ. Một đứa trẻ mới 4 tuổi đã biết "lý sự", biết quan tâm đến cảm xúc của những người bé yêu thương.
Cha mẹ Tiểu Quân sau khi nghe con trả lời thì bầu không khí căng thẳng cũng tan biến. Tuy nhiên, trong giáo dục trẻ em, điều tối kỵ vẫn là không nên đẩy con vào việc phải đối mặt với những câu hỏi so sánh như vậy. Nguyên nhân là bởi:
1. Con sẽ cảm giác mất an toàn
Những câu hỏi mẹ tốt hơn hay bố tốt hơn màng tính lựa chọn, khiến con khó xử, nếu chọn lựa, con sẽ lo lắng người kia không quan tâm đến mình nữa. Từ đó không biết phải làm sao, trở nên lúng túng bất an.
Đặc biệt có một số cha mẹ vừa gặp chút mâu thuẫn, liền bức bách con cái phải biểu đạt thái độ “con ủng hộ ai?”. Điều này đối với đứa trẻ là một loại “tấn công”.
2. Dễ hình thành thói quen nói dối
Nếu đặt câu hỏi, lại thêm dùng lợi ích để dụ "con trả lời đi mẹ cho con kẹo này"...sẽ kích thích đứa trẻ nói dối, nói ra câu trả lời vừa lòng người hỏi mà không xuất phát từ chính nội tâm mình.
3. Có khả năng trở thành người "gió chiều nào theo chiều ấy"
Cha mẹ lợi dụng tình cảm, khiến đứa trẻ sẽ căn cứ tình huống mà nói ra đáp án “lấy lòng” bề trên. Người lớn lợi dụng tình cảm trên thực tế chính là cổ vũ con trẻ lấy lợi ích làm tiêu chuẩn để phán đoán tốt xấu của cha mẹ. Nhiều lần như vậy, đứa trẻ sẽ dễ dàng dưỡng thành tính cách hám lợi.
Có đứa trẻ cũng thật biết “khéo léo”, trước mặt ba thì nói ba tốt, trước mặt mẹ thì nói mẹ tốt, trước mặt cả ba mẹ thì nói cả hai đều tốt. Kết quả như vậy sẽ khiến ba mẹ cao hứng, nhưng lại khiến cho đứa trẻ cảm thấy “khó lý giải”.