Không ít những bà mẹ từng băn khoăn trong việc chọn phương pháp chữa trị mỗi khi trẻ bị sổ mũi. Nếu các mẹ còn lo lắng về tác động không tốt của thuốc Tây y thì hãy tham khảo một số cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian đơn giản nhưng lại đạt hiệu quả cao nhé!
Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh là giai đoạn rất dễ mắc phải bệnh viêm mũi dẫn đến sổ mũi, gây cản trở sự hô hấp của bé. Có thể kể đến một vài nguyên nhân gây ra bệnh như sau:
1. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do đặc điểm cấu tạo mũi còn non nớt
- Ở trẻ nhỏ, mũi và khoang hầu tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp vì vậy sự hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế.
Trẻ bị sổ mũi do nhiều nguyên nhân (Ảnh minh họa)
- Niêm mạc mũi mỏng, mịn, lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh còn yếu do khả năng sát trùng với niêm dịch còn kém, trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng.
- Tổ chức hang và cuộn mạch ở tổ chức niêm mạc mũi chưa phát triển
- Xoang sang ở trẻ sơ sinh tuy xuất hiện từ khi trẻ mới sinh nhưng tế bào chưa được biệt hóa đầy đủ.
2. Trẻ bị sổ mũi do virus
Các loại virus gây bệnh cho trẻ bị lây qua tay, chân, miệng và gây ra cho trẻ các triệu chứng như: ăn không ngon miệng, bỏ ăn, phát ban trên một vài vị trí của cơ thể (chân, tay, bàn chân, bàn tay, mông,..)
Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn rất yếu (Ảnh minh họa)
3. Trẻ bị sổ mũi do cảm cúm
Ngoài việc bị nhiễm virus, cảm cúm cũng là một nguyên nhân thường khiến bé yêu bị sổ mũi. Trường hợp này ngoài sổ mũi, bé còn dễ bị tiêu chảy, nôn mửa, ho,…
Cách chữa sổ mũi cho trẻ
Giữa hai cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian và chữa bằng thuốc Tây y, các mẹ cần nắm được nguyên nhân, mức độ tình trạng bệnh của trẻ.
Khi trẻ bị sổ mũi, các mẹ nên tìm nguyên nhân trước nhằm xác định xem trẻ mắc bênh do yếu tố nào gây ra để có cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà phù hợp. Nếu bệnh còn nhẹ, không kèm theo các triệu chứng sốt, ho, thở gấp, thở rít,…thì có thể áp dụng cách chữa sổ mũi cho bé sơ sinh bằng dân gian.
Cách chữa sổ mũi chi bé bằng dân gian (Ảnh minh họa)
Một vài bài thuốc đặc trị sổ mũi cho bé hiệu quả như:
1. Cách chữa sổ mũi cho bé bằng tỏi
Có rất nhiều cách chữa sổ mũi bằng thuốc dân gian hiệu quả, trong đó, tỏi có tác dụng thần kì bởi trong tỏi chứa nhiều kháng sinh bay hơi, đặc biệt chất allicin có tác dụng diệt khuẩn cao. Khi niêm mạc trong đường hô hấp bị virus tấn công, sự cay nóng của tỏi sẽ làm giảm sự kích thích khó chịu đó. Có thể dùng tỏi trị sổ mũi theo 2 cách:
Cách 1: Ngửi hơi tỏi qua 1 chiếc phễu sau khi đổ nước sôi vào củ tỏi đã được đập dập.
Cách 2: Tác động vào huyệt nghinh hương và huyệt phong trì của trẻ bằng nước tỏi.
2. Chữa sổ mũi bằng gừng cho trẻ sơ sinh
Ngoài cách dùng tỏi, chữa sổ mũi bằng gừng cũng là một trong những cách mà các mẹ hay sử dụng nhất.
Chữa sổ mũi bằng gừng (Ảnh minh họa)
Cách dùng Trong bữa ăn của trẻ, mẹ có thể cho trẻ uống nước sau khi được xay nguyễn hoặc nước nấu gừng cùng đường. Để thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất, mẹ nên cho trẻ uống nước gừng nóng từ 2-3 lần/ngày.
Ngoài những phương pháp chữa trị đã nêu trên, các mẹ cũng có thể tham khảo một số cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian đã được chứng minh hiệu quả như: sử dụng nước muối sinh lý, xông hơi mũi, uống nước chanh ấm.
Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ sổ mũi tại nhà
- Chăm sóc trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
Cho trẻ ăn tốt hơn khi trẻ bị sổ mũi, bồi dưỡng thêm khi trẻ bị bệnh.
Cho trẻ bú nhiều sữa bù lại lượng nước mất nếu trẻ sốt, thở nhanh, nôn
Vệ sinh mũi họng cho trẻ
Sử dụng cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian an toàn
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi (Ảnh minh họa)
- Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng bị sổ mũi
Cho trẻ bú nhiều hơn bình thường
Lau sạch làm thông mũi
Giữ ấm cho trẻ nhất là về mùa lạnh
Cách phòng tránh sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Thay vì phải đắn đo suy nghĩ cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian, bằng Tây y hay đưa trẻ đến gặp bác sĩ hãy chủ động làm giảm khả năng bị sổ mũi ở bé bằng cách tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau:
- Làm tốt việc chăm sóc thai nghén để đảm bảo trẻ không bị đẻ non, thấp cân
- Đẻ ở những nơi có điều kiện tốt để trẻ không hít phải nước ối, không bị ngạt
- Nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi đẻ càng sớm càng tốt
- Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch
- Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ
- Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết
- Phát hiện sớm và xử lý các trường hợp con mới bị chớm bệnh