Chế độ và thức ăn dặm của bé thay đổi theo từng giai đoạn từ 6 đến 24 tháng.
Cho bé ăn trong khoảng từ 0-6 tháng tuổi
Bé chỉ cần sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất chính. Những nguồn thực phẩm, dinh dưỡng khác là không cần thiết và không phù hợp với bé dưới sáu tuổi, và sau sang tháng cũng chưa thực sự cần phải cho bé ăn đồ ăn cứng.
Nếu bạn muốn cho bé ăn đồ ăn cứng trước sáu tháng, hãy kiểm tra điều này với bác sĩ hoặc chuyên gia trước.
Trẻ em và dị ứng thực phẩm
Mặc dù sự đa dạng và phong phú trong khẩu phần ăn của bé là rất quan trọng, thì cũng có những lúc, điều này có thể mang lại vấn đề dị ứng. Đấy là lý do tại sao thực sự quan trọng để cho bé ăn sữa, trứng, lứa mạch, đường, các loại hạt, đậu, cây họ đậu, cá và nhuyễn thể từng loại một nhưng không phải trước sáu tháng tuổi.
Không có bằng chứng nào cho thấy rằng việc đợi đến lúc trẻ lớn hơn sẽ giúp trẻ tránh khỏi việc bị dị ứng thực phẩm. Khi bé đã sẵn sang để ăn đồ cứng, hãy đưa bé đồ ăn với lượng thật nhỏ để xem xem bé có dấu hiệu dị ứng hay không
Nếu bé đã được phát hiện một loại dị ứng nào đó, ví dụ như dị ứng với thức ăn hoặc bị eczema, hoặc gia đình có tiền sử về dị ứng, eczema, hen suyễn, hoặc bị sốt, bạn có thể sẽ cần phải hết sức cẩn thận khi cho bé ăn lạc và những sản phẩm liên quan đến lạc. Hãy nói chuyện với chuyên gia hoặc bác sĩ trước. Nhớ rằng, lạc, giống như những loại hạt khác, cũng cần phải được nghiền hoặc làm nhuyễn.
Cho bé ăn sau 6 tháng tuổi
Món ăn đầu tiên
Món ăn đầu tiên của bé có thể bao gồm hoa quả xay nhuyễn hoặc đánh mềm cùng với rau củ loại khoai tây, khoai lang, cà rốt, táo, lê… Tất cả để nguội trước khi cho bé ăn. Những loại hoa quả mềm như là đào hoặc dưa, hoặc hạt gạo hay ngủ cốc loại nhỏ xay với sữa cũng tốt.
Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa non, tuy nhiên đừng cho bé uống sữa bò nguyên chất như một loại đồ uống cho đến khi bé đủ 1 tuổi.
Thức ăn xắt nhỏ.
Thức ăn xắt nhỏ bao gồm những loại thức ăn mà bé có thể cầm bằng ngón tay để ăn được. Tầm bằng một đốt ngón tay của chúng ta có lẽ là vừa đủ. Đứa trẻ sẽ học cách nhai như vậy. Hãy bắt đầu với các loại trái cây mềm như chuối, bơ bóc vỏ.
Món ăn tiếp theo
Khi bé đã quen với những loại thức ăn kể trên, chúng có thể ăn một số loại thịt hầm nhừ như thịt gà, thịt xay (Kiếm tra kỹ xem có còn miếng vụn xương nào hay không), mỳ ý, bánh mì, đậu lăng, trứng lòng đào, cả gạo nữa… Cũng có thể ăn một số loại có chất béo như sữa chua, váng sữa, trứng đánh bông. Hãy chọn loại có rất ít hoặc không có đường. Sữa bò nguyên chất có thể sử dụng để nấu hoặc làm thành phần trộn thêm vào thức ăn ở thời điểm này.
Dùng cốc
Cho bé tập dùng cốc sau thời điểm 6 tháng để tập uống nước. Hãy dùng một chiếc cốc miệng rộng hoặc một chiếc cốc không có nút ngậm sẽ giúp trẻ học cách cầm cốc đưa vào miệng. Điều này cũng tốt cho răng của trẻ nữa. Những đứa trẻ dưới năm tuổi được khuyến cáo nên sử dụng những viên bổ sung vitamin các loại A, D, C hằng ngày.Với trẻ đang dùng nhiều hơn 500ml sữa non mỗi ngày không nên sử dụng thêm các viên bổ sung vitamin bởi vì sữa non đã bao gồm các loại dưỡng chất thiết yếu trong đó rồi.
Cho bé ăn trong giai đoạn 8-9 tháng tuổi
Đứa trẻ sẽ dần dần tiến tới giai đoạn ăn ba bữa một ngày. Đó sẽ là hỗn hợp của những thức ăn xắt nhỏ và thức ăn xay nhuyễn hoặc băm đều.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ nên bao gồm thật đa dạng các loại rau và trái cây; bánh mì, gạo, mỳ ý, khoai tây; thịt, cá, trứng, các loại đậu và các nguồn bổ sung protein khác, sữa và các loại thực phẩm từ sữa.
Cho bé ăn trong giai đoạn từ 12 tháng tuổi trở lên
Đứa trẻ bây giờ sẽ ăn 3 bữa một ngày, xắt nhỏ nếu cần thiết, thêm sữa mẹ hoặc sữa bò tươi nguyên chất và thêm những loại thức ăn nhẹ bổ dưỡng như là hoa quả, mầm rau, bánh mì hoặc bánh gạo…
Chúng bây giờ có thể uống được sữa bò tươi nguyên chất. Hãy chọn loại nhiều chất béo vì trẻ dưới 2 tuổi thì cần bổ sung thêm chất béo và các nguồn vitamin khác từ nguồn sản phẩm này. Từ 2 năm tuổi trở đi, nếu chúng có thể ăn tốt và lớn nhanh, bạn có thể cho trẻ ăn loại sữa gạn bớt chất béo. Từ 5 tuổi trở đi, loại sữa gạn béo chứa khoảng 1% chất béo là hợp lý. Bạn có thể cho trẻ ăn
- Ba hoặc bốn bữa ăn tinh bột gồm khoai tây, bánh mỳ hoặc cơm
- Ba hoặc bốn bữa ăn hoa quả hoặc rau củ.
- Hai bữa thịt, trứng, cá, đậu hoặc lúa mạch
Sữa gì, và khi nào?
Trong giai đoạn sáu tháng đầu đời, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa non. Sữa non được làm từ sữa bò hoặc sữa dê là nguồn thay thế duy nhất cho sữa mẹ trong giai đoạn 12 tháng đầu đời của trẻ. Chỉ sử dụng sữa non có nguồn gốc từ đậu nành nếu như chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ cho phép sử dụng. Các loại sữa dành cho trẻ sơ sinh có thể được sử dụng trong giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi hoặc hơn, nhưng cũng không thực sự cần thiết phải chuyển đổi sang các loại này.
Sữa bò có thể được dùng để trộn với thức ăn từ sau giai đoạn sáu tháng, và sữa bò tươi nguyên chất có thể sử dụng như một loại thức uống cho trẻ sau 1 năm. Sữa gạn béo có thể cho trẻ sử dụng nếu như đã 2 tuổi hoặc hơn, chỉ cần chúng phàm ăn và có một chế độ dinh dưỡng phong phú. Sữa bỏ béo và sữa 1% béo không phù hợp với trẻ dưới 5 tuổi vì chúng không cung cấp đủ ca-lo cho trẻ.
Sữa non, sữa non giai đoạn sơ sinh, sữa cho bé đang phát triển là không cần thiết khi bé đã bước vào giai đoạn 12 tháng tuổi. Sữa cừu, sữa dê cũng không phù hợp làm thức uống cho trẻ dưới 1 tuổi.
Bạn có thể cho trẻ uống các loại sữa không đường bổ sung can xi khác như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, vào chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn 1 năm đầu. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên uống sữa gạo vì lượng a-xe-nic trong đó.
Nếu trẻ có dị ứng hoặc không thích uống sữa, hãy nói chuyện với chuyên gia hoặc bác sĩ. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về các loại sữa thay thế phù hợp.