Phản ứng của các bậc cha mẹ chỉ làm dịu cơn khóc của bé nhưng khiến các tổn thương bên trong nặng hơn.
Ngã từ trên trường xuống đất là tại nạn thường xảy ra với trẻ nhỏ, nhất là các trẻ dưới 3, 4 tuổi. Tai nạn này là cực kì nguy hiểm mà nhiều cha mẹ không lường trước được. Mới đây nhất là trường hợp bé 1 tuổi (Trung Quốc) tử vong sau 2 ngày chết não do ngã từ trên giường xuống đất được trang Sohu chia sẻ. Hoặc một trường hợp khác được đưa tin trước đó là bé 8 tháng ở Thanh Đảo, Trung Quốc cũng tương tự. Bé ngã từ trên chiếc giường cao nửa mét xuống đất. Vội vã ôm con dậy và thấy bé bất tỉnh, ông bố đưa bé đến bệnh viện thì em đã xuất huyết nội sọ.
Ảnh minh họa
Một trường hợp khác là em bé 2 tuổi đã nôn mửa cả ngày hôm sau do ngã từ trên giường xuống đất. Khi được đưa đến bệnh viện, bé đã bị vỡ và xuất huyết nội sọ dẫn đến tử vong.
Một trường hợp ngay tại Việt Nam khiến nhiều người bàng hoàng xảy ra vào năm 2015. Bé 1,5 tuổi trú tại Thuận An, Bình Dương cũng đã tử vong sau cú ngã từ trên giường cao 45cm xuống đất. Theo lời kể của anh Duy - bạn trai mẹ bé 1,5 tuổi, khi đang tắm anh nghe tiếng khóc thét của bé. Vội chạy ra thì thấy bé nằm dưới đất. Anh bế bé lên, bé có biểu hiện bất thường nên gọi người nhà đi cấp cứu. Tuy nhiên, bé không may mắn qua khỏi.
Trên đây chỉ là một số xảy đến với trẻ do gặp nạn rơi từ trên giường xuống đất. Theo các bác sĩ và chuyên gia phân tích, có một sai lầm của các bậc cha mẹ là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng tử vong của trẻ sau cú ngã. Đó chính là phản ứng lao đến và nhanh chóng ôm đứa trẻ đang khóc dậy. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Mặc dù đó chỉ là hành động bản năng của người lớn với mục đích xoa dịu đứa trẻ đang khóc nhưng nó có khả năng làm các tổn thương bên trong cơ thể bé nặng hơn. Các tổn thương thứ phát như xương cột sống, hộp sọ, xương tay chân...
Vì thế, việc chính xác cha mẹ nên làm sau khi thấy con ngã từ trên giường xuống đất như sau:
- Quan sát trong 15 giây đầu tiên:
Hầu hết trẻ sơ sinh chỉ bị sưng nhẹ, bầm tím hoặc về cơ bản là sẽ không sao sau cú ngã.
Ảnh minh họa
+ Quan sát hoạt động thể chất của bé: xem tay chân hoặc cơ thể bé có di chuyển bình thường không. Nếu không thì chắc chắn có vấn đề.
+ Quan sát tình trạng cảm xúc của bé: nếu bé khóc, tỉnh táo thì đó là bình thường vì lúc đó bé đang sợ hãi và não bé hoàn toàn không bị tổn thương.
+ Quan sát các chấn thương nghiêm trọng: không bị chảy máu, sưng hoặc chấn thương nghiêm trọng thì mẹ đừng quá lo lắng.
- Sau khi đã quan sát bé và không có biết hiện bất thường, mẹ nên tiếp tục quan sát bé trong 48 giờ tiếp theo. Lúc này, mẹ cần nhẹ nhàng đỡ lấy phần đầu của bé, nâng mông con lên và bế ngồi trên giường để xoa dịu. Sau khi con ngừng khóc, mẹ có thể thu hút bé bằng những trò chơi và khuyến khích con tự đi lại
- Những tình huống cần đưa bé đến bệnh viện gấp:
+ Gọi con và không thấy phản hồi.
+ Bé mất ngủ, đôi mắt lờ đờ và không quan tâm những điều mẹ nói.
+ Nôn mửa.
+ Tay chân không thể cử động hoặc đau khi mẹ động vào.
+ Bỏ ăn.
+ Cảm xúc không ổn định, khóc không có lý do.
+ Miệng nói không rõ ràng, đi lại không bình thường.
+ Khó thở, co giật.