Sau khi ăn miếng bánh mì buổi sáng, thấy con 3 tuổi có biểu hiện nghẹn, bà mẹ trẻ TQ liên tục cho uống nước, không ngờ khiến tình hình nguy kịch.
Chỉ vì thiếu hiểu biết, một bà mẹ trẻ ở TQ đã gây ra cái chết oan uổng cho con mình. Sự việc đang được rất nhiều bậc cha mẹ ở đất nước này quan tâm, truyền tay nhau để phòng tránh.
Theo lời bà mẹ trẻ 30 tuổi, sống cùng chồng và con nhỏ 3 tuổi ở thành phố Từ Hi, An Đông kể lại: Khoảng 9h sáng ngày hôm qua 27/1, như thường lệ, sau khi chồng đi làm, cô sẽ cho em bé ăn sáng. Khi con mới ăn được vài miếng bánh mì, đột nhiên có biểu hiện nghẹn. Cô đã cho con trai uống nước liên tục nhằm mong miếng bánh mì sẽ trôi đi. Vậy nhưng sau khi cho con uống nhiều lần, thấy con vẫn không trả lời mẹ, mặt tái xanh, lúc này cô mới hốt hoảng gọi chủ nhà cùng đưa con đến bệnh viện.
“Khi em bé được đưa đến bệnh viện da đã tái đen và xanh, kiểm tra thấy không có nhịp tim, hơi thở cũng không, cơ thể đã bắt đầu lạnh.”, một bác sỹ ở khoa nhi, bệnh viên Từ Hi, người trực tiếp cấp cứu cho em bé chia sẻ. Sau khi biết con đã không thể qua khỏi, bà mẹ trẻ đã gào khóc không ngừng.
Thảm kịch này là một bài học cần được tất cả những người ở vị trí làm cha làm mẹ cần quan tâm.
“Trẻ ăn bánh mì khô, uống nước sẽ khiến bánh nở ra, chặn họng và càng khó trôi. Nhiều người nghĩ rằng khi bị nghẹn cứ uống nhiều nước là khỏi. Tuy nhiên thực tế cách làm này chỉ làm tình huống thêm trầm trọng, gây sặc, nếu không cẩn thân nghẹn vào phổi sẽ gây ngạt thở.”
Xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn
Trẻ bị hóc nghẹn là tai nạn rất dễ gặp, cách xử lý tình huống chỉ diễn ra trong vài phút. Tuy nhiên nếu không biết cách sẽ gây ra hậu quả nghiệm trọng.
Theo tiến sĩ Pan – bác sỹ Nhi bệnh viện Từ Hi khuyến cáo, có 3 cách phổ biến đế sơ cứu trẻ hóc nghẹn
Trẻ bị hóc nghẹn cần xử lý đúng để tránh hậu quả khó lường (ảnh minh hoạ)
- Cha mẹ có thể lật úp con xuống, vỗ mạnh nhiều lần vào lưng để dị vật bắn ra
- Với trẻ lớn, có thể vòng tay ra trước ngực bé, dùng hai bàn tay nắm ép mạnh lồng ngực
- Nếu 2 phương pháp trên không hiệu quả, có thể dùng tay ấn họng bé (khoảng 2/3 lưỡi) để gây nôn.
Những vật dễ gây hóc nghẹn khí quán, cha mẹ cần cẩn trọng khi cho con ăn bao gồm:
Thạch: Trẻ em dễ hóc thạch do thạch trơn, khi ăn bắn thẳng vào cổ họng gây nghẽn khí quản nhưng lại rất khó gắp
Kẹo: Kẹo cứng, nhỏ nên cũng rất dễ gây hóc. Nếu trẻ muốn ăn, nên cắn nhỏ.
Mực, thịt bò khô: sợi dài, dai, và cứng.
Lạc: kích thước nhỏ, đôi khi trẻ khi nhai nuốt dễ sót và rơi vào họng
Cherry, nhãn, nho: hạt tròn, mềm trơn, dễ hóc khi đang nhằn hạt.
Cần tây, giá đỗ: dài, dai, khó nhai