Phát hiện sự thật việc làm của chồng, tôi không bình tĩnh nỗi.
Từ trước đến nay, gia đình tôi phân chia rất rõ, chồng là người lo kinh tế chính còn tôi sẽ tập trung chăm sóc con trai. Dù kinh tế chủ yếu phụ thuộc phần lớn vào ông xã, nhưng tôi cũng là một người có công việc văn phòng 8 tiếng chứ không phải "ăn không ngồi rồi".
Chồng tôi lúc nào cũng bận bịu với sự nghiệp nên hầu như rất ít khi có thời gian bên con trai. Nhiều khi vì như thế mà anh chưa bao giờ hiểu được việc chăm con vất vả đến nhường nào. Để anh có thể trải nghiệm công việc làm bố toàn thời gian, và gắn kết mối quan hệ với con trai hơn, tôi đã giao cho anh thử thách ở nhà giữ thằng bé trong 3 ngày tôi đi du lịch hè với công ty.
Ảnh minh hoạ
Chồng tôi ngay lập tức đồng ý với thái độ cực kỳ tự tin. Trước khi đi, tôi đã dặn dò anh đủ thứ về vấn đề ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ và tắm rửa của con. Thậm chí trong suốt những ngày xa nhà, ngày nào tôi cũng điện hỏi thăm và nhắc chừng anh đủ thứ, anh vui vẻ lắng nghe, nói sẽ làm theo căn dặn nên tôi cứ yên tâm tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng cùng các đồng nghiệp.
Nào có ngờ sau 3 ngày trở về, phát hiện một "bí mật" giữa chồng với con trai, tôi thực sự không bình tĩnh nỗi. Chuyện là khi tôi bước vào nhà, tôi vô cùng bất ngờ khi căn nhà rất bóng láng và sạch sẽ. Tôi khá hài lòng về những gì chồng đã thể hiện. Khi hỏi con trai về việc có thích ở nhà với bố, và tôi muốn biết cảm xúc của con sau khoảng thời gian xa mẹ sẽ như thế nào.
Tôi cực kỳ tự tin nghĩ rằng con sẽ nhớ mẹ và muốn ở với mẹ hơn. Nào ngờ thằng bé thẳng thắn nói thích ở nhà với bố, và muốn mẹ hãy thường xuyên vắng nhà. Tôi có chút hụt hẫng, nhưng cũng hạnh phúc vì không ngờ chồng lại chăm con khéo thế. Cho đến khi tôi trông thấy vết lạ trên ghế sofa trong phòng khách thì mọi sự mới vỡ lẽ.
Hoá ra tất cả chỉ là chồng tôi đang qua mắt vợ, những miếng đồ ăn vụn rơi rớt lại dưới chân ghế sofa và vết dầu mỡ, thậm chí là tương ớt dính trên ghế đã "tố cáo" việc chồng không hề nấu ăn cho con trai giống như lời tôi căn dặn. Mà sự thật là anh đã đặt thức ăn nhanh ở ngoài về. Gà rán, pizza, hamburger, nước ngọt toàn là những món ăn vặt mà con trai tôi cực kỳ mê.
Ảnh minh hoạ
Thế nhưng bình thường khi ở nhà với mẹ, rất hiếm khi tôi cho con ăn. Tôi luôn ưu tiên việc tự vào bếp nấu nướng, làm những món đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ của con. Đứa trẻ nhà tôi từ nhỏ dạ dày đã yếu, hơn nữa còn rất chậm tăng cân nên ăn uống không thể qua loa, bậy bạ.
Chồng tôi từ trước đến nay đâu phải bận tâm đến chuyện này nên anh chả hiểu gì cả. Mặc dù tôi đã nhắc nhở rất kỹ và nhiều lần nhưng anh ấy vẫn lựa chọn làm trái ý vợ. Thậm chí còn cố tình gian dối, che đậy để tôi không phát hiện ra. Giờ chuyện vỡ lẽ, tôi dĩ nhiên sẽ không bỏ qua cho anh ấy lần này. May mà tôi chỉ đi có 3 ngày, chứ nếu đi lâu hơn nữa, tầm 1 tháng thì sao, chắc con trai phải nhập viện vì bệnh mất thôi...
Tôi chả hiểu anh ấy làm bố kiểu gì, cứ kiểu này thì làm sao sau này tôi dám giao con cho anh chăm sóc. Trong khi đó, con trai đâu phải chỉ là con của một mình tôi, mọi người nghĩ tôi nói đúng không, tôi nên xử lý chồng mình thế nào mới phải?
Tâm sự từ độc giả kieuoanh...@gmail.com
Vì sao bố mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn nhanh?
Vấn đề về dinh dưỡng
Các loại thức ăn nhanh như gà rán, pizza, hamburger thường chứa hàm lượng rất cao về chất béo, đường và muối, nhưng lại thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác như vitamin, khoáng chất và chất xơ. Trẻ em cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng này để hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Việc ăn quá nhiều đồ ăn nhanh có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Nguy cơ béo phì
Những thức ăn nhanh như gà rán, pizza, hamburger thường rất giàu năng lượng (calo) do hàm lượng chất béo và đường cao. Tuy nhiên, chúng lại nghèo về các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu trẻ ăn quá nhiều những thức ăn này, cơ thể sẽ tiếp nhận một lượng calo dư thừa, dẫn đến tăng cân và nguy cơ mắc béo phì.
Béo phì ở trẻ em có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tim mạch, các bệnh về khớp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
Tác hại đến sức khỏe
Các thức ăn nhanh thường chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa, muối và đường tinh luyện. Ngoài ra, chúng cũng có thể chứa nhiều phụ gia hóa học nhằm tăng hương vị và độ bảo quản. Việc ăn quá nhiều những thức ăn này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, tăng cholesterol, bệnh tim mạch và các bệnh mạn tính khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại, mà còn có thể kéo dài sang cả giai đoạn trưởng thành của trẻ.
Xây dựng thói quen ăn uống kém lành mạnh
Nếu trẻ được phép ăn nhiều thức ăn nhanh từ khi còn nhỏ, các bé sẽ dần quen với những thức ăn này và coi đó là những thứ "bình thường" và "cần thiết" trong bữa ăn hàng ngày. Điều này sẽ khiến việc thay đổi thói quen ăn uống về sau của trẻ trở nên rất khó khăn.