Ở phòng riêng nhưng con trai luôn nói "Tối nào cũng có người ngủ cùng", tôi chết điếng khi kiểm tra camera

Trang Tri - Ngày 14/06/2024 16:29 PM (GMT+7)

Bóng dáng quen thuộc xuất hiện trong camera giám sát khiến tôi lặng người.

Nghỉ hè con trai được nghỉ học, sợ con buồn vì không có ai chơi cùng nên tôi đã đón mẹ chồng dưới quê lên chơi với cháu, sẵn tiện nhờ bà chăm sóc đứa trẻ vì vợ chồng tôi bận đi làm, không thể ngày nào cũng có thời gian ở bên cạnh con. 

Ngoài bố mẹ thì bà nội là người gần gũi với thằng bé nhà tôi nhất, vì ngay từ khi lọt lòng, lúc vợ chồng tôi chưa có nhà riêng và còn sống với bà dưới quê thì mẹ chồng chính là người giúp tôi chăm con trai. Đến khi con lên lớp 3 thì cả gia đình tôi dọn lên phố sống.

Ban đầu, chúng tôi còn tính sẽ đưa mẹ chồng lên sống cùng vì bố chồng tôi mất sớm, còn mỗi mình bà thui thủi ở căn nhà cũ ở quê, vợ chồng tôi không yên tâm. Thế nhưng khuyên bảo thế nào mẹ cũng từ chối, bà bảo bà sống ở quê quen rồi, không thể bỏ nhà bỏ cửa trống huơ trống hoác mà đi được.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Phải vất vả lắm thì hơn tuần nay bà mới chịu ở lại nhà tôi để chơi với cháu. Tuy nhiên cũng chỉ là tạm bợ, vì ngày nào mẹ cũng nói nhớ nhà ở quê và muốn về. Còn con trai tôi thì mè nheo, một hai muốn bà nội ở lại chơi cùng. Từ ngày có mẹ chồng lên, vợ chồng yên tâm lo công việc, không khí nhà cửa cũng vui vẻ hẳn lên.

Thế nhưng mới ngày hôm qua, trong lúc tắm cho con trai, nghe đứa trẻ kể một chuyện "lạ" mà tôi lạnh toát hết cả người. Thằng bé bảo: "Mẹ ơi, tối nào cũng có người ngủ cùng con mẹ ạ", nhưng điều này làm sao có thể xảy ra khi con trai từ khi 5 tuổi thì tôi đã tập cho bé ngủ phòng riêng.

Nghe con nói vậy, tôi thậm chí còn không tin, cho rằng đứa trẻ chỉ đang nói đùa. Nhưng sau khi hỏi lại vài lần, con vẫn kiên quyết nói mình không ngủ một mình mà có người ngủ kế bên. Lúc này, tay chân tôi bủn rủn cả ra, dù sợ nhưng để tìm hiểu ngọn ngành câu chuyện "kỳ bí" này, tôi đã quyết định lắp một camera giấu kín trong phòng con trai để kiểm tra.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tối hôm qua có lẽ mọi sự cũng đã rõ. Sáng nay trước khi đi làm, tôi đã vào phòng con trong sự hồi hộp, thấp thỏm xem camera. Đoạn phim hiện lên rõ bóng dáng quen thuộc của một người khiến tôi chết điếng, hoá ra không ai khác mà chính là mẹ chồng của tôi - bà nội của con trai tôi.

Tầm khoảng 1 giờ đêm, mẹ chồng đã lén vào phòng ôm cháu trai ngủ. Đến gần sáng thì bà tỉnh giấc quay về phòng. Có lẽ bà sợ bị tôi phát hiện, vì trước đó mẹ chồng từng bảo muốn được ngủ phòng cháu trai trong suốt khoảng thời gian lên chơi cùng cháu. Nhưng dĩ nhiên là tôi từ chối, bởi khó khăn lắm tôi mới rèn được thói quen ngủ phòng riêng một mình cho con trai. Nếu bây giờ mà làm như vậy thì con sẽ trở lại như trước đây, phải có người ngủ cùng thì mới chịu.

Sau khi biết được chuyện này, tôi quyết định không làm lớn chuyện hay trách cứ gì mẹ chồng cả. Tôi hiểu bà thương cháu, nhưng chỉ là thương chưa đúng cách mà thôi. Chiều nay tan ca ở công ty, về nhà tôi sẽ tâm sự riêng với mẹ chồng, giải thích rõ cho bà hiểu về cách nuôi dạy của mình. Thật tốt nếu như mẹ chồng cảm thông được cho tôi, dù không biết kết quả cuộc nói chuyện sẽ ra sao...

Tâm sự từ độc giả quynhmai..@gmail.com

Tại sao trẻ phải ngủ riêng giường?

- Cải thiện chất lượng và an toàn giấc ngủ

Khi ngủ cùng con, cha mẹ luôn lo lắng con sẽ dễ bị đè hoặc bị đánh thức khi mình trở mình tới lui, cha mẹ cũng dễ bị con đánh thức khi con ngủ ngon. Ngủ giường riêng có không gian ngủ rộng hơn, ngủ thoải mái hơn, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện, đồng thời tương đối an toàn cho trẻ.

- Rèn luyện tính độc lập của trẻ

Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, không phân biệt tuổi tác. Khi đứa trẻ lớn lên, suy nghĩ của nó cũng chín chắn hơn, và nó cần không gian độc lập của riêng mình. Trẻ bắt đầu có nhận thức về tính tự lập, từ đồ chơi đến những vật dụng cần thiết hàng ngày, trẻ sẽ tự ghi dấu ấn của mình, vì vậy, cha mẹ cũng nên tạo cho trẻ không gian riêng để trẻ học cách tự lập.

- Tích cực nuôi dưỡng tính tự chủ của trẻ

Thông qua quá trình ngủ tách riêng, đứa trẻ có thể nhận ra rằng mình là một cá thể độc lập và không phụ thuộc vào sự tồn tại của cha mẹ. Với tính tự chủ, con có thể tự mình đưa ra quyết định, dần dần trẻ cũng có thể trải nghiệm niềm vui khi trưởng thành, điều này giúp hình thành tính cách độc lập và tự tin của trẻ.

Làm thế nào để tập cho trẻ ngủ một mình?

- Chọn một thời điểm đặc biệt

Bố mẹ có thể lựa một thời điểm phù hợp để làm điều này, cho trẻ cơ hội thích nghi dần dần. Ban đầu có thể là tách ra nằm giường riêng nhưng vẫn chung phòng với bố mẹ. Sau đó từ từ tách phòng. Có thể lựa chọn thời điểm vào ngày sinh nhật của trẻ hoặc ngày đầu tiên đi học mẫu giáo. Lý do là bạn có thể nói với con việc hôm nay con đã là một người lớn rồi, con cần phải đi ngủ riêng một mình như người lớn. Điều đó khích lệ sự tò mò và cảm thấy hãnh diện khi mình giống như người lớn ở trẻ.

- Cùng con trang trí phòng riêng

Khi trang trí phòng trẻ em, cha mẹ có thể cho con quyền tự quyết thích trang trí những gì mà mình muốn, không ép buộc hay quyết định thay con. Toàn bộ vật dụng, cách trang trí như đèn, bàn ghế, giấy dán tường,... bé có thể tự quyết định, mang đến cho bé nhiều sự lựa chọn. Đứa trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú hơn trong một không gian, môi trường mà bé thích và cảm thấy đây là thế giới riêng của mình.

- Tạo một vài thói quen dễ chịu trước khi ngủ cho trẻ

Khi không ngủ cùng bố mẹ, trẻ sẽ khó tránh khỏi tâm lý hồi hộp, sợ hãi. Cha mẹ có thể tạo một số thói quen như để ánh đèn mờ mờ trước khi ngủ, kể chuyện, đọc truyện cho con nghe, chúc con ngủ ngon... Những điều này sẽ khiến bé thiếp vào giấc ngủ một cách dễ chịu và an toàn hơn. Sau khi trẻ ngủ say rồi bố mẹ mới rời khỏi phòng thay vì bắt con ở một mình trong phòng từ lúc chưa ngủ được, trẻ sẽ vô cùng sợ hãi.

Dậy sớm nấu ăn cho chồng con, tôi phát hiện bí mật kinh hoàng của nữ giúp việc
Thì ra đây là nguyên nhân khiến con tôi nuôi mãi mà không thấy lên được lạng nào.

Tâm sự mẹ bỉm

Theo Trang Tri
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm