Rất ít bậc cha mẹ biết rằng những loại mùi thường gặp này lại có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của con.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, mùi hương tác động đến hầu hết hành vi và cảm xúc của con người trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, tác động của chúng càng mạnh mẽ và rõ ràng hơn.
Dưới đây là 6 loại mùi mà bố mẹ nên giữ cho bé tiếp xúc càng ít càng tốt:
Khói thuốc lá
Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn và mắc các bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, mùi khói thuốc còn có thể gây ra hàng loạt các bệnh khác ở trẻ em như: nhiễm trùng tai, suy giảm thính giác, suy giảm trí nhớ, sâu răng.
Thậm chí hít phải khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên gây đột tử ở trẻ sơ sinh.
Trẻ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau do phải hút thuốc thụ động. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, nhiều người quan niệm rằng chỉ cần hút thuốc tại những nơi không có sự xuất hiện của trẻ nhỏ thì sẽ không hoặc giảm phần nào được tác hại của nó đến sức khỏe của con. Thực tế, các chất độc hại trong khói thuốc sẽ ẩn chứa trong cơ thể người hút và lan truyền, tiếp xúc với trẻ nhỏ thông qua con đường hô hấp, trò chuyện trực tiếp sau đó.
Mùi khói xe
Khói xe có chứa rất nhiều khí CO, CO2 và các chất độc hại khác. Những loại khí này có thể gây ngạt thở, đau mũi, cổ họng, khô da và ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn, tiêu hoá, gan thận.
Chính vì vậy, khi cho trẻ ra đường, các bậc phụ huynh nên tránh những khung giờ xe cộ đông đúc, luôn trang bị khẩu trang, khăn màn cho bé.
Mùi băng phiến
Băng phiến (có nơi gọi là long não) có tác dụng đuổi côn trùng, mối mọt, rận rệp phá hoại quần áo. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh băng phiến có thể gây ngộ độc cấp, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngộ độc xảy ra khi nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời, không thông thoáng.
Riêng ở trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc vì khi mặc quần áo vừa lấy ra khỏi tủ có chứa viên thuốc này, hơi còn bám rất nhiều, lâu trên quần áo. Hơn nữa, hít nhiều hơi băng phiến còn có thể gây ra bệnh vàng da ở trẻ.
Chính vì vậy, các bà mẹ nên hạn chế sử dụng băng phiến, đặc biệt là trong tủ quần áo của con hay những nơi không thoáng khí.
Nhiều trường hợp trẻ ngộ độc băng phiến chính là lời cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ. (Ảnh minh họa)
Mùi nước hoa
Mùi nước hoa cũng đe dọa đến sức khỏe của bé không kém gì khói thuốc lá. Rất nhiều người hít phải mùi nước hoa sẽ có những phản ứng như đau đầu, chóng mặt, dị ứng, đau họng…
Nước hoa là sự kết hợp của nhiều hóa chất, một số thành phần trong nước hoa có thể có độc, gây kích thích đến một bộ phận nào đó trong não bộ của trẻ. Do đó, các bà mẹ có thói quen sử dụng nước hoa nên tránh dùng khi ở gần con cũng như bỏ ngay thói quen dùng nước hoa thoa vào vết muỗi đốt cho trẻ.
Mùi nến thơm
Nến thơm được nhiều gia đình ưa chuộng vì chúng có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng đầu óc, giảm stress.
Tuy nhiên, cũng do tinh dầu tự nhiên có giá rất đắt, dễ bay hơi và không thể làm nến nếu không pha thêm chất ổn định khác nên đa số nến thơm đều sử dụng các hương liệu tổng hợp.
Về nguyên tắc, nếu có mùi càng thơm thì càng có nhiều hoá chất và càng có khả năng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Ngoài ra, việc dùng lõi bấc nến bằng dây kim loại (thường là chì) sẽ giúp nến cháy thẳng, lâu, ngọn lửa đẹp nhưng lại không tốt cho sức khoẻ con người. Nhiễm độc chì có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, gan, thận… và trẻ có nguy cơ chậm lớn.
Hầu hết các loại nến thơm có giá thành trung bình đều dùng hương thơm tổng hợp không tốt cho trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Hương hoa
Không riêng gì trẻ em, người lớn cũng có thể bị dị ứng khi ngửi một số hương thơm của các loại hoa. Một số hương thơm của các loại hoa như: hoa lan, hoa xấu hổ, hoa dạ hương, hoa bách hợp, hoa đỗ quyên… sẽ gây ra dị ứng, mất ngủ, rụng tóc, ho, đau đầu cho bé.