Việc làm mẹ ở đây rất khó khăn và áp lực. Tuy nhiên xét theo khía cạnh khác thì việc gần gũi với cộng đồng lại mang đến sự an toàn cho trẻ.
Đôi điều về Yoko:
Nhiếp ảnh gia Yoko Inoue lớn lên ở vùng ngoại ô của Nhật Bản và chuyển tới New York khi cô 21 tuổi. Cô và nhiều người dân Nhật Bản đều cảm thấy đất nước của họ có quá nhiều áp lực để sống. Nhưng vào năm 2010, sau mười bảy năm ở Mỹ, chồng cô đề nghị họ chuyển đến vùng nông thôn của Nhật một vài năm với đứa con trai nhỏ của họ là Motoki, và Yoko đã đồng ý. Cô cảm thấy cuộc sống ở New York thật mệt mỏi.
Khi lần đầu tiên quay trở lại, Yoko cảm thấy như mình đang ở trên thiên đường với những món ăn ngon, con người tốt bụng và cuộc sống yên bình thong thả. Sống ở Nhật được 3 năm, cô đã được trải nghiệm một thách thức mới - đó là việc làm mẹ ở đây rất khó khăn và áp lực. Tuy nhiên xét theo khía cạnh khác thì việc gần gũi với cộng đồng lại mang đến sự an toàn cho trẻ. “Motoki có thể ra ngoài chơi và tôi không cần phải trông chừng con. Bé có thể tin tưởng mọi người, trong khi ở New York thì từ bé con đã được dạy cách đề phòng. Ở đây, mọi người là gia đình, và mọi người đều quan tâm tới cậu bé.” - Yoko chia sẻ.
Yoko và cậu con trai Motoki của mình
Tại trường mẫu giáo nhỡ (dành cho trẻ từ 2 hoặc 3 tới 5 tuổi):
Tại Nhật Bản, trường mẫu giáo được chia thành hai loại: dành cho những đứa trẻ có mẹ đi làm, và dành cho những đứa trẻ mà mẹ làm nội trợ. Những trường dành cho các trẻ em có mẹ phải đi làm hoạt động sáu ngày một tuần, từ 7 giờ sáng tới 6 giờ tối, và con của bạn không thể tới trường trừ khi bạn chứng tỏ được bạn có một công việc hoặc không thể chăm sóc con của mình vì một vài lý do.
Tôi gửi con mình tới một ngôi trường ‘dành cho các bà mẹ đi làm’, và điều đó thật tuyệt vời. Ngôi trường được hỗ trợ bởi chính phủ nên chi phí chỉ vào khoảng 150$ mỗi tháng (bao gồm cả bữa trưa được chuẩn bị bởi đầu bếp riêng trong khuôn viên nhà bếp của trường). Ở trường, lũ trẻ hầu hết được hoạt động thể chất bên ngoài, đi bắt bọ, và xây các ngôi nhà bằng cát. Triết lý dạy học ở đây là ‘học bằng cách chơi’.
Mẫu trường còn lại (dành cho các trẻ có mẹ nội trợ) thì chỉ hoạt động cho tới trưa và chúng tập trung tới việc giảng dạy, giáo dục khi việc học được tổ chức trong lớp.
Ở trường, lũ trẻ hầu hết được hoạt động thể chất bên ngoài
Tại trường mẫu giáo lớn (dành cho trẻ từ 4 tới 6 tuổi):
Motoki chỉ mới vừa kết thúc khóa ‘dự bị’ và bắt đầu khóa học mẫu giáo lớn phiên bản Nhật. Dưới đây là bức ảnh về ngày tốt nghiệp khóa mẫu giáo nhỡ và lễ khai giảng khóa mẫu giáo lớn. Các năm học thay đổi trong tháng ba, và bạn sẽ tiến ngay tới một lớp mới từ lớp cũ, vì vậy không hề có kì nghỉ hè.
Ngày tốt nghiệp khóa mẫu giáo nhỡ và khai giảng khóa mẫu giáo lớn của Motoki
Trên đường đi học:
Tất cả những đứa trẻ trong thị trấn đều cùng đi bộ tới trường khi gần 7 tuổi. Những người lớn tuổi ở đây tình nguyện đảm bảo an toàn cho trẻ khi qua đường. Họ rất sẵn lòng giúp đỡ và thực hiện 'trao đổi lời chào' với các em. Là cha mẹ, chúng ta phải đảm bảo những đứa con của mình luôn luôn nói lời chào với giọng nói lớn: "Chào buổi sáng! "(Không lầm bầm hay nhìn xuống.) Nếu bạn không làm vậy thì điều đó được coi như một việc thô lỗ!
Những vị phụ huynh cũng thay phiên nhau quan sát những đứa trẻ qua đường để chắc chắn rằng chúng an toàn và chúng biết chào hỏi. Những vị phụ huynh đó sẽ ghi lại trong hồ sơ chung của cộng đồng những điều như 'Trẻ em Trung học cơ sở đã lái xe đạp quá nhanh và nguy hiểm!' hoặc 'Trẻ em vẫn bước đi loạng choạng và cần được chỉnh sửa để đảm bảo an toàn.' Sau đó, những vấn đề này sẽ được thảo luận tại cuộc họp phụ huynh sắp tới.
Tất cả những đứa trẻ trong thị trấn đều cùng đi bộ tới trường
Về đồ ăn:
Những đứa trẻ ở đây ăn uống vô cùng khỏe mạnh. Rất nhiều cơm! Những hộp thức ăn trưa chủ yếu chứa những miếng cơm cuộn - đôi khi được cuốn bằng rong biển - với một chút trứng ốp, xúc xích và bông cải xanh. Một điều thú vị ở đây là thực phẩm không hề được dán nhãn như ở U.S. Vậy nên khi bạn mua trứng hay rau quả, bạn sẽ không biết đó có phải đồ hữu cơ hay không.
Chồng tôi nghĩ rằng bởi vì mọi đồ ăn đều đảm bảo, nhưng điều đó có hơi làm phiền tôi một chút khi tôi không được biết. Ở Brooklyn, tôi từng làm tại một công ty thực phẩm và tôi mua mọi thứ hữu cơ. Còn tại đây, tôi chỉ việc nhắm mắt lại và mua chúng.
Hộp cơm trưa đảm bảo và đầy đủ dinh dưỡng của trẻ em Nhật Bản
Về cộng đồng:
Cộng đồng là tất cả ở đây. Thị trấn tổ chức rất nhiều lễ hội, và tất cả mọi người đều tham dự. Mỗi tháng một lần, mọi người tụ họp để lau dọn khu dân phố và đền thờ Phật tại mỗi địa phương. Khi bạn ra ngoài đi bộ, bạn luôn phải tiến hành ‘chào hỏi’, bao gồm các hình thức cúi và chào.
Điều này thật tuyệt, nhưng đôi khi, tôi chỉ nghĩ rằng hãy để tôi được yên! Ở New York, tôi có thể là người vô danh và không bao giờ biết mặt hàng xóm của mình. Ở đây, tôi sẽ muốn ở cùng với gia đình mình vào mỗi ngày chủ nhật, nhưng chúng tôi còn phải tham gia các lễ hội. Việc tham gia các lễ hội vô cùng quan trọng bởi chúng sẽ giúp con của bạn được chấp nhận.
Về sự kín đáo:
Hầu hết các cửa hàng bách hóa có phòng riêng biệt để các bà mẹ có thể cho con bú. Mặt khác, tôi không bao giờ thấy cảnh các bà mẹ cho con bú ở nơi công cộng. Mọi người vô cùng nhã nhặn. Phụ nữ mặc rất nhiều đồ màu đen và che đi cánh tay và chân của mình, thậm chí vào cả mùa hè! Họ luôn luôn che kín cơ thể của họ. Ở Brooklyn, tôi sẽ chẳng buồn quan tâm khi thấy một phụ nữ xuống phố với áo tank top và ‘thả rông’. Còn ở đây, mọi người sẽ sốc nếu tôi mặc một chiếc tank top!
Về cuộc sống:
Ở New York, cho dù bạn kiếm bao nhiêu tiền đi chăng nữa, bạn luôn cảm thấy nghèo nàn. Chi phí trường học, thuê căn hộ, các khoản hóa đơn thuốc thang - mọi thứ đều đắt đỏ. Ở Nhật Bản, tôi tìm thấy thứ không thể mua bằng tiền: cảm giác an toàn - không áp lực. Dịch vụ chăm sóc và giám sát trẻ cùng với chi phí trường học không hề đắt, và cả hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng rẻ không kém.
Chồng và tôi hay đùa rằng giống như chúng tôi đang sống ở một cộng đồng dành cho người về hưu. Bạn có thể tận hưởng thời gian của bạn. Việc đó khiến tôi mất gần một năm để làm quen với việc không phải lo về những thứ khác liên tục. Tôi đã từng thường xuyên suy nghĩ, “Liệu mình có quên gì không?”. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy mình đã để bộ óc quá rảnh rỗi nên tôi bắt đầu học tiếng Pháp!