Lấy ráy tai cho trẻ bằng tăm bông, bác sĩ bảo sai và đây là cách đúng nhất

Ngày 24/07/2018 19:00 PM (GMT+7)

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Hải, điều kiện lý tưởng nhất làm sạch ráy tai cho trẻ đó là ống tai tự làm sạch mà không cần phải làm gì. Tuy nhiên không phải ai cũng được như vậy.

Lấy ráy tai cho trẻ bằng tăm bông, bác sĩ bảo sai và đây là cách đúng nhất - 1

Tác giả bài viết là Ths. BS Nguyễn Tiến Hải (Phòng khám Tai Mũi Họng Bác sĩ Hải tại Hà Nội)

Video: Cách lấy ráy tai đúng cách

Chăm sóc ráy tai ở trẻ vẫn rất quan trọng để giúp trẻ có thể nghe rõ và tốt, tránh viêm tai. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ không quan tâm tới ráy tai hoặc lấy ráy tai không đúng cách để con nghe kém hoặc viêm ống tai nặng mới phát hiện ra.

Hiện nay, không ít mẹ có thói quen dùng bông ráy tai để lấy ráy tai cho bé thường xuyên, hàng ngày vì nghĩ nó cần thiết, giúp cho tai của bé sạch khỏe. Nhưng khi thực hiện, mẹ đã thực sự hiểu hết lợi hại của việc làm, và đã làm đúng cách?

Lấy ráy tai cho trẻ bằng tăm bông, bác sĩ bảo sai và đây là cách đúng nhất - 2

Chăm sóc ráy tai ở trẻ vẫn rất quan trọng để giúp trẻ có thể nghe rõ và tốt, tránh viêm tai. (Ảnh minh họa)

Ráy tai là gì?

Lấy ráy tai cho trẻ bằng tăm bông, bác sĩ bảo sai và đây là cách đúng nhất - 3

Ths. BS Nguyễn Tiến Hải

Ở ống tai ngoài có 1 bộ phận gọi là tuyến ráy tai tiết ra ráy tai, thông thường nó tự làm sạch để bảo vệ tai và kháng khuẩn cho ống tai.

Chế độ tự làm sạch của ráy tai nghĩa là ráy tai sẽ được đẩy ra ngoài từ từ cùng với lông ở da ống tai từ phía màng nhĩ ra cửa ống tai và rơi ra ngoài với tác động cử động khi nhai và xương hàm dưới vận động. Thông thường, ráy sẽ khô dần và rơi ra ngoài

Dáy tai chỉ có ở phần ngoài của ống tai, không có ở phần sâu ở ống tai vùng gần màng nhĩ, nó được tạo ra ở phần 1/3 ngoài của ống tai. Nếu không có ráy tai thì tai sẽ bị khô, ngứa.

Có mấy loại ráy tai?

Ráy tai có 2 loại đa số là loại ướt, vàng hoặc nâu đậm, còn lại có thể gặp kiểu ráy khô, vàng.

Khi nào cần làm sạch ráy tai?

Điều kiện lý tưởng nhất đó là ống tai tự làm sạch mà không cần phải làm gì. Tuy nhiên không phải ai cũng được như vậy. Ráy tai cần được xử lý khi nó tích lũy nhiều gây khó khám tai cho bác sĩ, hoặc gây bít tắc ống tai hoặc có 1 trong các biểu hiện sau đây:

- Đau tai, đầy tai, hoặc có cảm giác bị nút tai.

- Giảm nghe, hoặc nghe kém tăng lên.

- Ù tai, có tiếng kêu trong tai, ù tai.

- Ngứa tai, có mùi hôi, hoặc có dịch chảy ra tai.

- Gây ho.

Ở Việt Nam, thông thường trẻ nhỏ có nhiều ráy tai hơi người lớn.

Lấy ráy tai cho trẻ bằng tăm bông, bác sĩ bảo sai và đây là cách đúng nhất - 4

Khi trẻ đau tai, đầy tai, hoặc có cảm giác bị nút tai, giảm nghe hoặc nghe kém tăng lên đó là một trong những biểu hiện cần phải xử lý ráy tai cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Cách lấy ráy tai

Mọi người thường dùng tăm bông hoặc dụng cụ lấy ráy tai để làm sạch tai cho trẻ, tuy nhiên nếu lấy không đúng cách sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn. Cách tốt nhất, mọi người có thể dùng 1 vài dung dịch để làm sạch ráy tai với điều kiện tai không viêm, màng nhĩ còn nguyên vẹn, không bị tiểu đường hoặc bệnh viêm ống tai.

Sau khi xịt làm mềm ráy tai bằng nước muối hoặc 1 vài dung dịch bán ở hiệu thuốc làm ráy mềm ra, chúng ta có thể rửa tai bằng nước an toàn.

Ngoài ra, lấy ráy tai bằng tay thủ công cũng hiệu quả, tuy nhiên việc này phải được bác sĩ thực hiện để đảm bảo an toàn.

Có lên lấy ráy tai cho con bằng que tăm bông?

Lấy ráy tai bằng tăm bông có thể hiệu quả với số ít trường hợp ráy ướt và dính ở rìa ống tai, còn đa số đều không có hiệu quả mà thường làm ráy tai đẩy sâu vào trong hơn.

Đặc biệt ở trẻ em, ống tai rất nhỏ, ráy tai nhiều, trong khi đó ống tai trẻ không thẳng nên việc các mẹ dùng que tăm bông lấy chỉ làm ráy bị đẩy vào sâu thêm bên trong.

Ngoài ra các phương pháp khác như lấy ráy tai bằng nến không được khuyến cáo vì không an toàn.

Lấy ráy tai cho trẻ bằng tăm bông, bác sĩ bảo sai và đây là cách đúng nhất - 5

Ở trẻ em, ống tai rất nhỏ, ráy tai nhiều, trong khi đó ống tai trẻ không thẳng nên việc các mẹ dùng que tăm bông lấy chỉ làm ráy bị đẩy vào sâu thêm bên trong. (Ảnh minh họa)

Làm cách nào để phòng ráy tai cho bản thân và trẻ em

Khoảng 6-12 tháng ở người lớn và 3 tháng ở trẻ em, mọi người nên đi tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra. Nếu con có thì làm sạch ráy tai còn nếu có các biểu hiện khó chịu ở tai như bác sĩ đã mô tả ở trên thì bố mẹ nên cho con đi kiểm tra sớm.

Dùng tăm bông lấy ráy tai cho con, sai rồi mẹ ơi, hãy làm theo cách này
Dùng tăm bông không thể lấy sạch được ráy tai cho trẻ nhỏ, thậm chí còn làm hại đến lớp màng ống tai.
Ths. BS Nguyễn Tiến Hải (Phòng khám Tai Mũi Họng Bác sĩ Hải tại Hà Nội)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Người mẹ cần biết