'Mặt tối' khi bé ăn sữa chua

Ngày 08/03/2013 05:47 AM (GMT+7)

Nếu bé trong diện 'cần chú ý sức khỏe' thì nên cân nhắc trước khi cho bé ăn sữa chua.

Hằng ngày bé vẫn thường dùng sữa chua như một món ăn đầy bổ dưỡng. Nhưng nó không hoàn hảo cho cục cưng như bạn tưởng! Vẫn còn nhiều… mặt tối mà bạn nên biết

Sữa chua là nguồn protein và probiotic vô cùng dồi dào, chưa kể còn là món ăn ngon và phù hợp với mọi lứa tuổi. Nhưng nếu con bạn đang nằm trong diện “cần chú ý về sức khỏe”, thì đã đến lúc phải coi lại rồi đấy.

Hormone tăng trưởng

Dù một vài thương hiệu sữa chua đã chuyển sang dòng sản phẩm từ sữa không chứa hormone nhưng vẫn còn rất nhiều nhà sản xuất đi theo con đường cũ. Đó là sử dụng sữa từ những chú bò được nuôi bằng cách tiêm thêm hormone để cho sữa nhiều hơn.

Lượng hormone này sẽ tồn tại trong cơ thể con bạn. Chúng sẽ kích thích quá trình dậy thì ở trẻ nhỏ và nguy hiểm hơn là tỉ lệ ung thư cũng sẽ tăng cao.

Đường

Việc lạm dụng quá nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, trẻ từ độ tuổi từ 4 – 8 chỉ nên nạp khoảng 3 muỗng cà phê đường, tương đương 12.5 gr mỗi ngày và trẻ vị thành niên không nên ăn quá 5 – 8 muỗng đường, tức 25 – 40 gr hằng ngày.

Trong khi đó, một hũ sữa chua thông thường đã chứa tới 26 gr đường. Vì vậy, hãy cố gắng chọn những sản phẩm ít đường cho bé sử dụng.

#039;Mặt tối#039; khi bé ăn sữa chua - 1
Nếu bé trong diện 'cần chú ý sức khỏe' thì nên cân nhắc trước khi cho bé ăn sữa chua. (Ảnh minh họa).

Lactose

Sữa chua có chứa đường lactose – một loại protein khó tiêu trong sữa – nên cần được loại bỏ đối với trẻ có cơ chế không dung nạp lactose. Nếu bé có các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút hoặc tiêu chảy thì tới 99% bé không thể dùng món ăn này.

Đối với nhiều trẻ không dung nạp đường lactose, một vài muỗng sữa chua nhỏ có thể sẽ không sao nhưng một số khác sẽ cảm thấy khó chịu ngay từ muỗng đầu tiên. Bạn có thể thay bằng sữa dê hoặc sữa đậu nành và làm sữa chua tại nhà cho bé để đảm bảo an toàn nhất.

Chất béo

Nhiều loại sữa chua là “thủ phạm” gây ra căn bệnh béo phì của con bạn. Điều đó cũng đồng nghĩa với vô vàn nguy hiểm tiềm tàng từ những căn bệnh khác như tiểu đường, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ và cả trầm cảm.

Giải pháp duy nhất cho vấn đề này vẫn là bạn phải chọn sản phẩm phù hợp nhất cho cục cưng nhà mình. Những hũ sữa chua không béo chỉ chứa từ 15 – 20 đơn vị calorie trong 28 gr là sự lựa chọn tuyệt vời cho bé.

“Mặt tối” khác của sữa chua

Bé cần phải tránh xa sữa chua hoàn toàn nếu bị dị ứng với sữa. Dị ứng sữa rất nguy hiểm, nhẹ thì gây khó thở, phát ban, nôn mửa… nặng nhất là tử vong. Tuy nhiên, hầu hết những ai có triệu chứng dị ứng sữa đều hết bệnh sau năm lên 3.

Ngoài ra, vì sữa chua chứa hàm lượng probiotics khá cao nên nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi ở bé. Với những trẻ có hệ tiêu hóa không ổn định thì sữa chua là liều thuốc chữa trị hiệu quả. Nhưng với trẻ thường xuyên bị đầy hơi, bạn nên hạn chế lượng probiotics bé tiếp nạp hàng ngày.

Theo Mi Uyên (Mẹ yêu bé)

Tin bài cùng chủ đề Người mẹ cần biết