Mẹ luôn xin quần áo cũ cho con mặc suốt thời thơ ấu, hành động của con khi lớn lên khiến mẹ bật khóc hối hận

Ngày 02/03/2024 15:30 PM (GMT+7)

Thuở nhỏ, người mẹ luôn nhắc con là những bộ quần áo cũ vẫn có thể mặc tốt, tiết kiệm được bao nhiêu, nếu mua mới ở ngoài cửa hàng sẽ tốn rất nhiều tiền. Chính điều này đã trở thành nỗi ám ảnh với cậu.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình vẫn thường xuyên để lại quần áo cũ của anh/chị lớn cho em nhỏ tuổi hơn mặc, hoặc đi xin đồ từ người thân, bạn bè nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc này là không nên. Bởi theo các nhà tâm lý học, sau 3 tuổi nếu gia đình vẫn duy trì hành động này sẽ tác động không nhỏ tới tâm lý khiến bé không cảm thấy hạnh phúc khi lớn lên.

Cách đây không lâu, một bà mẹ Trung Quốc phát hiện con mình vay thấu chi đã rất buồn bã. Bà thắc mắc, không hiểu tại sao mình luôn sống tiết kiệm mà con lại chi tiêu không biết điểm dừng như vậy?

Khi đối diện với sự chất vấn của mẹ, cậu con trai khóc và nói ra những suy nghĩ trong lòng. Thì ra mẹ của cậu luôn cố gắng tiết kiệm và hiếm khi mua quần áo mới cho con lúc nhỏ.

Thay vào đó mẹ mua lại quần áo cũ (đồ thanh lý, seconhand) từ người thân và bạn bè để cho con mặc. Người mẹ luôn nhắc con: "Những bộ quần áo này không rách, không hỏng, vẫn có thể mặc tốt, tiết kiệm được bao nhiêu. Nếu mua mới ở ngoài cửa hàng sẽ tốn rất nhiều tiền".

Người mẹ luôn mua quần áo cũ cho con trai mặc thuở nhỏ khiến con bị ám ảnh, tự ti khi lớn lên. Ảnh minh họa

Người mẹ luôn mua quần áo cũ cho con trai mặc thuở nhỏ khiến con bị ám ảnh, tự ti khi lớn lên. Ảnh minh họa

Điều đó trở thành nỗi ám ảnh với người con. Dù mẹ cậu nói đúng việc mặc quần áo cũ có thể tiết kiệm được khoản tiền lớn, nhưng đối với cậu con trai, điều đó khiến cậu cảm thấy bản thân kém cỏi. Đặc biệt là sau khi phải đối mặt với cuộc sống ngoài xã hội. Sự khác biệt giữa phù phiếm và thực tế khiến cậu con trai càng cảm thấy tự ti.

Sau khi đỗ đại học, không còn phải chịu sự giám sát của mẹ, cậu con trai bắt đầu tiêu xài hoang phí, lén mua cho bản thân rất nhiều quần áo hàng hiệu. Khi không đủ chi phí sinh hoạt, cậu con trai bắt đầu vay thấu chi, thậm chí vay lãi suất cao để trả nợ khoản vay…

Cậu biết mình làm không đúng, nhưng lại không thể kiểm soát được bản thân. Khi bước vào đại học, cậu như được giải thoát, muốn quên đi sự thiếu thốn khi còn nhỏ.

Biết được lý do của con, người mẹ không ngừng hối hận vì chính sự tiết kiệm quá mức của bản thân đã khiến con sa ngã. Suy cho cùng, số tiền người con phung phí để giải tỏa vấn đề tâm lý của bản thân còn gấp rất nhiều số tiền tiết kiệm được từ việc mua quần áo cũ thay vì mua mới của mình.

Trong thế giới trẻ thơ, chúng chỉ quan tâm đến quần áo mới, tiền tiêu vặt, đồ chơi, đồ ăn. Nếu cha mẹ tiết kiệm quá mức trong vấn đề này sẽ khiến trẻ cảm thấy mình thua kém các bạn cùng trang lứa. Từ đó, trẻ có xu hướng sống hướng nội, ngại giao tiếp. Tiết kiệm là đúng nhưng cần tiết kiệm hợp lý, đúng cách.

Cha mẹ tiết kiệm những điều dưới đây không mang lại lợi ích mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách của con trong tương lai.

Trong thế giới trẻ thơ, chúng chỉ quan tâm đến quần áo mới, tiền tiêu vặt, đồ chơi, đồ ăn. Nếu cha mẹ tiết kiệm quá mức trong vấn đề này sẽ khiến trẻ cảm thấy mình thua kém các bạn cùng trang lứa. Từ đó, trẻ có xu hướng hình thành thái độ sống cực đoan.

Nếu kinh tế gia đình không quá khó khăn, cha mẹ không nên để con mặc quần áo cũ được người thân cho. Ảnh minh hoạ.

Nếu kinh tế gia đình không quá khó khăn, cha mẹ không nên để con mặc quần áo cũ được người thân cho. Ảnh minh hoạ.

Bởi vậy, cha mẹ không nên cho con mặc lại quần áo cũ, có 3 lý do đừng nên xem nhẹ:

Cho trẻ mặc quần áo cũ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của con

Thông thường, khi trẻ từ 2,5 đến 5 tuổi bắt đầu bước vào thời kỳ nhạy cảm thẩm mỹ, trẻ sẽ có nhận thức riêng về cái đẹp, dần dần tự biết đánh giá, thẩm định trang phục. Khi trẻ ý thức được cái đẹp mà phải mặc lại quần áo người khác đã mặc, thậm chí là quần áo bẩn, điều này không có lợi cho việc hình thành năng khiếu thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tương lai của con.

Lúc bé cho trẻ mặc quần áo cũ, lớn lên trẻ có tâm lý 'đền bù tuổi thơ'

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, bởi vì khi còn bé không có quần áo mới mặc, lớn lên trẻ đi làm, tự chủ về tài chính thường có hành động mua sắm "vung tay quá trán" để bù lại những ngày tháng tuổi thơ không được mua đồ mới.

Đôi khi những món đồ mà họ mua không thực sự cần thiết cho cuộc sống gây ra sự lãng phí đáng kể. Tuy nhiên họ không thể khống chế được bản thân để dừng lại hành động này.

Trẻ mặc quần áo cũ dễ làm trẻ thiếu quyết đoán, bất lực

Mặc quần áo cũ của người khác có nghĩa là trẻ không có quyền lựa chọn, phải mặc bất cứ đồ nào người khác cho. Có bộ quần áo quá dài, có bộ quá ngắn, có bộ quá rộng, có bộ quá chật nhưng trẻ vẫn phải mặc.

Một đứa trẻ khi còn nhỏ chưa từng có quyền lựa chọn thì khi lớn lên sẽ không biết lựa chọn như thế nào, khi đứng trước sự lựa chọn sẽ cảm thấy bất lực. Đứa trẻ như vậy không có tính quyết đoán, khó có được cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn trong tương lai.

Trẻ được cha mẹ cho chơi 7 trò này trí tuệ sẽ phát triển nhanh hơn những đứa trẻ khác
Tưởng như chỉ là những trò chơi đơn thuần cho trẻ, nhưng thực chất nó lại làm con bạn thông minh hơn.

Dạy con

Theo Thư Di
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con