Cha mẹ có thể đoán được xem con mình có thông minh hay không, từ đó biết cách bồi bổ và giáo dục cho trẻ
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều được cha mẹ đặt sự kỳ vọng cho sự phát triển và tương lai của con. Nhất là, họ luôn mong con mình sẽ khỏe mạnh và thông minh. Thực tế, cha mẹ có thể dựa vào những đặc điểm sau đây để biết rằng con mình có thông minh hay không, ngay cả khi còn nhỏ.
Những chuyển động sau đây “mách” rằng não bộ của trẻ đang phát triển tốt
Chuyển động tay chân
Người ta vẫn thường hay miêu tả quá trình phát triển của một em bé như: ba lần xoay người, sáu lần ngồi, bảy lần lăn, tám lần trườn và chín lần đứng lên như một tiêu chuẩn để xác định đứa bé có phát triển bình thường hay không.
Trẻ sơ sinh vẫn đang đồng thời phát triển toàn diện, về não bộ, lẫn cơ thể. Khi não bộ và cả cơ thể phát triển, khả năng điều khiển cơ thể của đứa bé cũng tăng dần. Việc bé xuất hiện những cử động lớn như đột ngột đạp, đá, giơ chân đập xuống giường, khua tay,... đều cho thấy sức lực của trẻ đang dần tăng lên, não bộ đã bắt đầu chi phối các họt động của tay, chân.
Cố gắng lật
Trẻ sơ sinh thường bắt đầu cố gắng lật người khi được ba tháng. Động tác lật người đòi hỏi sự điều khiển của não bộ và sự phối hợp của toàn bộ cơ thể. Nếu bé bắt đầu cố gắng lật người có nghĩa là não bộ đã trưởng thành hơn, khả năng điều khiển tay chân và sự phối hợp của toàn bộ cơ thể được cải thiện , cảm giác cơ thể khỏe hơn, tạo nền tảng tốt cho việc bò, đi và đứng sau này.
Cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều để giúp trẻ đứng lên, việc này còn phụ thuộc vào sự tự mày mò và chăm chỉ của bé, cũng như việc bắt bướm ra khỏi kén, sẽ chỉ làm phản tác dụng quá trình lớn lên của trẻ.
Ngoài ra, hãy chú ý bảo vệ an toàn cho trẻ , không để trẻ lật người và úp mặt xuống mặt đất gây ngạt thở hoặc chạm vào vật nguy hiểm.
Nụ cười
Nếu trẻ không chỉ ngủ yên mà còn nở nụ cười, điều đó trước hết cho thấy trẻ có đầy đủ cảm giác an toàn và ngủ thoải mái; thứ hai, nó cho biết rằng não của trẻ phát triển tốt và có thể chi phối các cơ mặt, hình thành nụ cười.
Những hành động sau đây, chứng tỏ chỉ số IQ và EQ của trẻ cao
Cười sau khi thức dậy
Nghiên cứu cho thấy những trẻ biết cười sớm và thích cười là những trẻ thông minh và có nhân cách tốt.
Khi ngủ dậy bé không quấy khóc nhiều mà lại mở to đôi mắt trong veo, quan sát được môi trường xung quanh , có thể giao tiếp với bố mẹ qua ánh mắt và nụ cười, khi thấy người thân đến gần trêu chọc thì cười khúc khích, điều này chứng tỏ bé có đủ cảm giác an toàn khi ngủ, đồng thời phản ánh sự linh hoạt và vui tươi của trẻ.
Đứa trẻ biết cười này thường có chỉ số EQ cao. Lớn lên, trẻ có thể sử dụng thành thạo các kĩ năng xã hội, hình thành tính cách dễ mến và dễ giao tiếp với người khác. Hơn nữa, trẻ sẽ dễ thích ứng với sự thay đổi của môi trường, dù gặp khó khăn nhưng vẫn giữ thái độ bình tĩnh, lạc quan đối mặt.
Chơi một mình sau khi thức dậy
Đứa trẻ vừa ngủ dậy nhưng không quấy khóc mà tập trung quan sát thế giới xung quanh, đắm chìm vào thế giới quan nhỏ bé của trẻ, và tập trung vào món đồ chơi nhỏ một mình là đứa trẻ rất thích quan sát và có khả năng tập trung cao độ. Em bé này có thể vừa phối hợp tay chân và não, cho thấy não bộ của trẻ đã phát triển rất tốt. Bên cạnh đó, điều này còn cho thấy rằng, đứa nhỏ ít phụ thuộc vào cha mẹ, có tính cách độc lập và cởi mở.
Cha mẹ nên quan sát trẻ từ những chi tiết nhỏ nhất nhằm giúp trẻ tăng trưởng tốt
Cho dù những lợi thế bẩm sinh là không thay đổi được, nhưng không có nghĩa là mọi thứ vẫn nguyên vẹn mà không thể cải thiện.
Cơ thể khỏe mạnh về mặt sinh lý và tăng trưởng khỏe mạnh
Khi em bé lớn lên, hãy để bé hình thành một lịch trình sinh hoạt đều đặn cùng với các thói quen và hành vi tốt.
Một chế độ ăn uống hợp lí , bổ sung dinh dưỡng toàn diện, đảm bảo ngủ đủ giấc và chất lượng , tập thể dục là điều cần thiết để phát triển cơ thể trẻ khỏe mạnh.
Ngoài ra, cha mẹ phải chú ý đến vệ sinh cá nhân, bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật, giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự hoàn thiện trí tuệ và phát triển sau này.
Bảo đảm cảm giác an toàn và các vấn đề tâm lí cho trẻ
Trước tiên phải tạo cho trẻ cảm giác an toàn vô điều kiện , đồng hành cùng trẻ trong các hoạt động như chơi, học, giao tiếp và tương tác với trẻ, cùng giải quyết vấn đề và để trẻ cảm thấy được bao bọc bởi tình yêu thương.
Thứ hai là hình thành sự tự tin cho trẻ. Cha mẹ nên thường xuyên khen ngợi, động viên và tin tưởng trẻ. Khuyến khích các con hợp tác và giao tiếp với những người khác, khám phá và thực hành, học cách giải quyết vấn đề một cách độc lập.
Cuối cùng, cho con tham gia các lớp học năng khiếu như đọc, số học, hội họa, âm nhạc và nghệ thuật, biểu diễn nhạc cụ,… đa giác quan, đa chiều rèn luyện kỹ năng cho trẻ, nâng cao năng lực và phẩm chất toàn diện của trẻ.