Những điều mẹ phải biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Ngày 27/03/2018 16:59 PM (GMT+7)

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi yêu cầu mẹ phải thật cẩn thận để không ảnh hưởng sức khỏe về sau của con.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi có thể là một thách thức với mẹ, nhất là những người lần đầu. Bé còn quá nhỏ để hình thành bất cứ thói quen nào. Vì vậy, mẹ không nên mong đợi quá nhiều về việc sẽ đoán được hết mong muốn và nhu cầu của bé. Tuy nhiên, mẹ có thể học cách điều chỉnh dần dần để có thể chăm sóc bé tốt nhất.

DINH DƯỠNG CHO TRẺ SƠ SINH 1 TUẦN TUỔI

Bé 1 tuần tuổi vẫn đang học làm quen với cuộc sống độc lập ngoài bụng mẹ. Cần có thời gian để bé quen thuộc với tất cả mọi thứ. Bé sẽ phải mất vài tuần để thuần thục trong các kĩ năng hít thở, bú mẹ, tiêu hóa, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giao tiếp với mẹ.

Những điều mẹ phải biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi - 1

Mẹ nên cho bé bú 8-12 lần/ ngày. (Ảnh minh họa)

Hầu hết bé sơ sinh (khoảng 96%) được cho bú sữa mẹ trong những tuần đầu sau sinh. Mẹ nên cho bé bú khoảng 8-12 lần/ ngày. Thời gian mỗi bữa ăn thay đổi tùy từng bé. Theo các hướng dẫn chung về lượng sữa cần thiết cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi là 150ml sữa mỗi ngày trên mỗi kg cân nặng của bé.

Mẹ không nên mong đợi bé sẽ bú theo thói quen. Trên thực tế mẹ nên tìm hiểu các dấu hiệu bé đang đói để có thể đáp ứng nhu cầu của con đúng lúc. Khi bé đói sẽ có các biểu hiện khóc, tìm vú mẹ, vùng vẫy khi được bế. Mẹ nhớ cho bé bú thường xuyên vì điều đó sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn.

Nếu bé bú bình thì thời gian bú cũng sẽ không theo lịch trình. Bé có thể muốn được ăn khoảng 2 giờ/ lần. Mẹ nên chia nhỏ cữ bú để bé có thể bú được nhiều và tiêu hóa tốt hơn.

Khi cho bé bú mẹ nên kiểm tra xem con có bú được lượng sữa mẹ cần thiết không. Nếu mẹ không chắc chắn có thể nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, có thể cần đánh thức bé khi đang ngủ để cho ăn. Vuốt ve bé nhẹ nhàng là cách tốt nhất để gọi bé dậy.

GIẤC NGỦ CỦA TRẺ SƠ SINH 1 TUẦN TUỔI

Bé 1 tuần tuổi ngủ rất nhiều vì cơ thể bé cần năng lượng hồi phục sau khi sinh. Bố mẹ cần nhớ luôn đặt bé ngủ trên giường. Không bao giờ được để bé ngủ trên ghế với chăn, gối bao quanh, ngay cả chỉ một giấc ngủ ngắn. Nếu bé ngủ trong nôi nên hạn chế các loại chăn gối không cần thiết để tránh bé không bị ngạt thở khi ngủ. Giường ngủ không được để đồ trang trí hay đồ chơi có thể siết cổ hoặc khiến bé gặp nguy hiểm.

Bé có thể bị lẫn lộn giữa ngày và đêm. Mẹ hãy giúp bé ngủ nhiều hơn vào buổi tối bằng cách giữ cho phòng có bé tối vào ban đêm và không nói chuyện hoặc hát cho bé khi bé thức đêm. Thay tã cũng có thể đánh thức bé và khiến bé khó ngủ trở lại. Vì vậy mẹ có thể bỏ qua 1 lần thay tã vào ban đêm để tránh đánh thức con.

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng nếu giữ trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi tỉnh táo trong ngày thì bé sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Trên thực tế, bé ngủ tốt hơn vào ban đêm khi giấc ngủ ban ngày được đảm bảo. Vì vậy bố mẹ cần cho bé sơ sinh ngủ đủ cả ngày lẫn đêm.

TRẺ SƠ SINH 1 TUẦN TUỔI MẶC GÌ?

Bàn tay và chân của bé có thể có màu xanh hoặc lạnh. Điều này là do hệ thống lưu thông của bé vẫn còn non nớt chứ không nhất thiết là bé bị lạnh. Mẹ nên chạm vào cổ bé hoặc dùng cặp nhiệt độ để biết chính xác bé có bị lạnh hay không?

Những điều mẹ phải biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi - 2

Bé sơ sinh cần mặc ấm vừa phải. (Ảnh minh họa)

Mẹ nên đội mũ cho bé để tránh mất nhiệt, cần mặc quần áo ấm áp vừa phải. Tuy nhiên đừng mặc cho bé quá ấm vì nó cũng gây nguy hiểm như việc để bé bị lạnh.

CÁCH THAY TÃ CHO TRẺ SƠ SINH 1 TUẦN TUỔI

Làn da của bé 1 tuần tuổi rất non nớt vì vậy mẹ cần chọn các loại tã tốt nhất cho bé. Chất liệu tã cần mềm mại, thoáng khí và thấm hút tốt để làn da bé luôn được nâng niu.

Khi tã của bé bị ướt và bẩn thì mẹ cần thay tã, không nên để bé mặc tã bẩn vì nó sẽ khiến da bé bị nhiễm trùng. Khi thay tã mẹ dùng khăn bông hoặc giấy sạch để lau vùng kín và sau mông, dùng khăn bông sạch lau lại người cho bé sau khi thay tã xong để đảm bảo vệ sinh. Sau đó mẹ nhớ giữ ấm cho bé bằng cách mặc quấn áo hoặc quấn khăn.

VỆ SINH CHO TRẺ SƠ SINH 1 TUẦN TUỔI

Bé 1 tuần tuổi có thể vẫn chưa rụng cuống rốn vì vậy mẹ cần giữ khô cuống rốn và để nó tự dụng. Mẹ không nên làm ướt rốn khi tắm. Nếu rốn bé có bất cứ biểu hiện gì bất thường mẹ cần cho bé đi khám.

Những điều mẹ phải biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi - 3

Mẹ chỉ nên tắm bé 1-2 lần/tuần. (Ảnh minh họa)

Bé sơ sinh không cần tắm thường xuyên vì sẽ khiến da bé bị khô. Mẹ chỉ nên tắm bé khoảng 1 - 2 lần/tuần. Khi tắm cho bé mẹ cần chú ý các quy tắc an toàn sau:

- Không bao giờ để bé một mình mà không được giám sát ngay chỉ trong một phút. Nếu mẹ có điện thoại khẩn cấp cần trả lời thì hãy bế bé lên và quấn bé vào khăn và đem bé theo.

- Không bao giờ đặt bé vào bồn tắm khi nước vẫn đang chảy vì nước có thể chảy nhiều, ngập người con.

- Mẹ cần chú ý nhiệt độ tắm thích hợp.

Xem video: Cô Nguyễn Thị Nhật Thúy, chuyên gia tiền sản đến từ bệnh viện phụ sản MêKông hướng dẫn cách tắm và massage cho trẻ sơ sinh

CÁCH BẾ TRẺ SƠ SINH 1 TUẦN TUỔI

Mẹ nên bế bé theo tư thế nằm ngang, hạn chế bế thẳng lưng. Trong giai đoạn này, chiều dài đầu bé bằng ¼ chiều dài toàn thân nên khi bế thẳng lưng, trọng lượng của toàn bộ đầu sẽ dồn áp lực xuống xương sống gây ảnh hưởng không tốt.

Cách bế trẻ sơ sinh từ nôi

Những điều mẹ phải biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi - 4

Chú ý đến các phần mềm trên đầu trẻ (2 phần đánh dấu đỏ), hỗ trợ đầu và cổ, mẹ nên cúi thấp người, đầu và dùng 2 tay để bế.

Luồn một cánh tay dưới đầu, cánh tay còn lại luồn xuống phần mông của bé, bấm nhẹ ngón tay vào người bé để giữ vững khi đưa lên cao. Sau đó từ từ bế bé lên, người mẹ cũng từ đó đứng thẳng dần.

Cách bế và ru trên tay

Những điều mẹ phải biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi - 5

Đặt phần đầu của bé tì vào ngực của mẹ. Luồn tay trái dưới, bàn tay đỡ cổ, nhẹ nhàng di chuyển đầu của bé đến chỗ vòm tay, vẫn giữ cổ. Đặt tay phải bên dưới tay trái và đung đưa để ru ngủ.

Tuy nhiên, nếu con thức cũng có thể dùng cách này để bế và trò chuyện với con.

Video: 2 cách bế trẻ sơ sinh mà bé cảm thấy thoải mái nhất

Cách bế trẻ sơ sinh chuẩn nhất dành cho những người lần đầu làm mẹ
Trẻ sơ sinh nặng đầu và không có sức căng cổ, nên hãy sử dụng khuỷu tay của mẹ để hỗ trợ đầu của con.
Lê Ánh (Dịch từ Babycenter)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách