Những kiểu bỉm "kỳ quặc" của trẻ sơ sinh thời cổ

Ngày 01/05/2015 00:00 AM (GMT+7)

Nhiều tài liệu cho thấy người cổ đại có thể đã sử dụng lá cây bông tai milkweed, da động vật, và các vật liệu thiên nhiên khác làm bỉm.

Nhiều người thắc mắc không biết các bà mẹ thời xưa đã sử dụng phương pháp nào để giữ vệ sinh cho trẻ sơ sinh khi đi tiểu và đại tiện liên tục? Nhờ vào các công nghệ phát minh, tã bỉm hiện đại khác xa so với thời kỳ mới xuất hiện, đến mức khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Thời cổ đại:

Những tài liệu cho thấy trẻ em sinh ra trong thời cổ đại có thể đã sử dụng lá cây bông tai milkweed, da động vật, và các vật liệu thiên nhiên khác. Ở rất nhiều nước châu Âu, trẻ em được bọc trong tã quấn (là dải vải lanh hoặc len được quấn chặt qua chân và tay, sau đó quấn chéo quanh cơ thể). Người Inuit (người Eskimo) dùng rêu cuốn dưới da hải cẩu. Các bà mẹ người bản địa ở Mỹ và Inca cổ đại ở Nam Mỹ gói cỏ dưới một lớp tã được làm bằng da thỏ. Với những vùng có khí hậu nhiệt đới ấm áp, trẻ sơ sinh hầu như không mặc gì. Các bà mẹ cố gắng đoán những dấu hiệu biến chuyển ở động ruột hoặc những lúc bé cần đi vệ sinh. Cách dự đoán này tới ngày nay vẫn còn được sử dụng.

Những năm 1800:

Nhờ phát minh mới, trẻ sơ sinh ở châu Âu và Bắc Mỹ được sử dụng loại tã bỉm hình vuông hoặc chữ nhật, bằng vải cotton hoặc thun được gấp lại thành một hình chữ nhật và dùng kim băng ghim lại hoặc thắt nút.

Những kiểu bỉm quot;kỳ quặcquot; của trẻ sơ sinh thời cổ - 1
Em bé được quấn tã thời 1800

Thế kỷ 20:

Trong những năm đầu của thế kỷ 20, khi nhận thức được về vi khuẩn, người ta sử dụng vải đã được đun sôi. Trong suốt Thế chiến thứ 2, vì sự gia tăng của các bà mẹ bận rộn với công việc nên các dịch vụ giặt tã vải bắt đầu được sử dụng rộng rãi.

1942: Các miếng tã thấm dùng một lần được Hugo Drangel của công ty giấy Thụy Điển Pauliström lần phát minh. Loại tã này được làm từ giấy vải có chứa sợi cellulose co giãn. Vào thời điểm này, vải cotton trở thành nguyên liệu sử dụng trong chiến tranh.

1946: Một bà nội trợ ở bang Connecticut (Mỹ) tên là Marion Donovan đã phát minh ra Boater – lớp phủ chống thấm cho tã vải. Một miếng vải tã thông thường sẽ được lồng vào một tấm làm từ bức rèm cửa nhựa của nhà tắm.

Những kiểu bỉm quot;kỳ quặcquot; của trẻ sơ sinh thời cổ - 2
Marion Donovan trong hình ảnh quảng cáo

Những kiểu bỉm quot;kỳ quặcquot; của trẻ sơ sinh thời cổ - 3

Boater

Marion được cấp 4 bằng sáng chế cho các thiết kế của bà, bao gồm việc sử dụng các khóa nhựa để thay thế cho kim băng truyền thống.

1948: Johnson & Johnson lần đầu tiên mang tã bỉm dùng 1 lần được sản xuất hàng loạt từ Thụy Điển vào Mỹ, họ đặt tên sản phẩm này là Chux.  

Những kiểu bỉm quot;kỳ quặcquot; của trẻ sơ sinh thời cổ - 4
Tã bỉm Chux

1950: Loại tã gấp được một chủ dịch vụ tã bỉm phát minh và sản xuất bởi công ty Curity. Cũng trong năm này, Sybil Geeslin Kennedy ra mắt loại tã có tên là Safe-T Di-Dee được tạo dáng trước và không cần phải đính ghim cố định.

Những kiểu bỉm quot;kỳ quặcquot; của trẻ sơ sinh thời cổ - 5
Loại tã gấp Safe-T Di-Dee

1960: Tã dùng một lần phát triển nhanh chóng. Thay vì sử dụng giấy lụa mỏng, một nhà máy bột giấy đã được xây dựng, họ sử dụng sợi cellulose để cải thiện hiệu quả của tã.

Những năm 1980: Từ sự cạnh tranh giữa 2 Pampers và Huggies mà tã bỉm dùng một lần giá rẻ được ra đời và phát triển nhanh chóng. Vào thời điểm này, loại tã có hình đồng hồ cát được ra mắt để giảm tải trọng lượng chất thải, các mép tã được đính chặt và có phần chun lưng đàn hồi.

Những kiểu bỉm quot;kỳ quặcquot; của trẻ sơ sinh thời cổ - 6

Tã dùng 1 lần 

1991 – 1995: Khoảng thời gian này chứng kiến nhiều cải tiến cho tã dùng một lần. Tuy nhiên, vì vấn đề môi trường mà tã vải bắt đầu trở lại. Các công ty ở Bắc Mỹ nhanh chóng mở rộng thị trường cho tã vãi. Trong đó có hãng Motherease với miếng lót siêu nhẹ và chống rò rỉ trở nên nổi tiếng.

Những kiểu bỉm quot;kỳ quặcquot; của trẻ sơ sinh thời cổ - 7
Tã vải trở lại

1999: Hai hãng Poochies and HoneyBoy! khá phổ biến trong các gia đình có trẻ nhỏ. HoneyBoy nổi tiếng đến mức chủ sở hữu từng bán đấu giá mỗi chiếc tã lên đến 200 USD. Một hãng khác là Cuddlebuns cho ra mắt loại tã dùng cho trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ có thể tự đi vệ sinh. Ngoài sự phát triển của các hãng tã, xu hướng các bà mẹ tự may tã riêng bắt đầu nổi lên.

2000 – 2005: Giai đoạn này chứng kiến sự thành công của một số hãng như  Fuzzi Bunz. Ban đầu, tã bỉm của  Fuzzi Bunz làm từ lông cừu ở ngoài và mặt trong tã. Sau đó họ sử dụng chất liệu pul cho mặt ngoài và lông cừu cho mặt trong. Cả hai thiết kế này đều rất khác biệt so với ngày nay. Tã lông cừu hiệu Stacinator cũng ra đời vào năm 2000 và trở nên phổ biến. Trang web Diaper Pin là nơi nhận xét về các loại tã cũng xuất hiện.

2004 -2005: Sự bùng nổ của tã bỉm khiến nhiều thương hiệu được đấu giá lên đến 200 – 300 USD một chiếc. Các diễn đàn dành cho cộng đồng cũng ra đời kèm theo những nguồn cung cấp nguyên liệu để may tã.

2006: Một cuộc cách mạng vải tã mới nổi lên. Hãng BumGenius giới thiệu loại tã chỉ có một size với các lớp co giãn thích ứng. Một loại tã nổi tiếng là Berry Plush làm từ vải minkee cũng được ưa chuộng. Năm 2006 còn là năm bùng nổ của tã dạng miếng (pocket) mà tiêu biểu là hãng Swaddlebees.

2007: Loại tã dùng một lần có thể thả trôi xuống bồn cầu (flushable) có tên là gDiapers khá lớn mạnh dù vẫn bị những người quen dùng tã vải nghi ngờ hiệu quả.

Kể từ đó đến nay, tã bỉm là vật bất ly thân không thể thiếu trong mỗi gia đình có trẻ nhỏ. Các hãng sản xuất tã bỉm liên tục nâng cao về doanh số và chất lượng, nhiều hãng mới cũng ra đời, mở ra nghành công nghiệp tã bỉm lớn mạnh.

Hạ Vũ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội