Bé dễ gặp một số tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe khi ăn trứng gà trong các trường hợp này.
Trứng gà là thức ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ. Với các chế biến đơn giản, mẹ dễ dàng có thể cho con một món ăn ngon từ trứng như trứng rán, trứng sốt cà chua....
Mặc dù trứng gà có nhiều tác dụng với trẻ, nhưng các mẹ nên biết không phải lúc nào cũng thích hợp để cho con ăn trứng. Dưới đây là một số trường hợp các mẹ cần biết và tránh cho con ăn trứng tại những thời điểm này.
Trứng gà có rất nhiều tác dụng với trẻ nhỏ, nhưng các mẹ nên biết không phải lúc nào cũng thích hợp để cho trẻ ăn trứng (Ảnh minh họa)
1. Trẻ dưới một tuổi
Trường hợp không nên ăn trứng đầu tiên là khi trẻ dưới 1 tuổi.Để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh, một số bà mẹ thường cho con cái của họ ăn trứng mỗi bữa ăn. Điều này có thể làm cho trẻ bị khó tiêu và thậm chí bị tiêu chảy. Bởi vì do chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh, đường tiêu hóa chưa trưởng thành và sự bài tiết của các enzym tiêu hóa khác nhau là không đủ, vì vậy ăn trứng quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên ăn lòng trắng trứng vì trong lòng trắng trứng có lượng protein khá cao có thể khiến bé bị dị ứng trong khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu. Khi bé được 9 tháng tuổi, mẹ mới cho bé ăn lòng đỏ trứng và nên cho ăn từng ít một. Tốt nhất mỗi tuần mẹ chỉ nên cho bé ăn 2 lòng đỏ trứng nấu chung với cháo hoặc bột, không nên luộc trứng rồi cho bé ăn lòng đỏ vì rất dễ khiến bé bị mắc nghẹn khi ăn.
Khi cho bé ăn trứng, các mẹ nên chú ý các biểu hiện như phát ban da, nổi mề đay, nôn mửa và các hiện tượng dị ứng khác sau khi trẻ ăn lòng đỏ trứng. Bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh là tương đối yếu. Do đó, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thức ăn mới.
2. Trẻ bị sốt, cảm
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe trẻ con. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng khi trẻ bị sốt thì không nên ăn trứng. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những trẻ đang bị sốt ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Trẻ đang bị sốt ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi (Ảnh minh họa)
Trẻ nhỏ bị cảm cũng là đối tượng không được ăn trứng gà bởi trong trứng gà ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn salmonella len lỏi qua những lỗ nhỏ li ti xâm nhập vào lòng đỏ quả trứng. Vi khuẩn này sẽ phá hủy hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, kéo dài thời gian nhiễm bệnh cảm. Vì vậy, khi bị sốt, cảm bố mẹ không nên cho ăn trứng gà mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.
3. Trẻ vừa bị ốm dậy
Trẻ vừa bị ốm dậy cũng là một trong những trường hợp không nên ăn trứng. Khi trẻ vừa mới ốm dậy, nhiều cha mẹ thường nấu cháo nóng và đánh trứng vào cho trẻ ăn để mau khỏi bệnh. Tuy nhiên với những trẻ vừa qua khỏi đợt sốt tuyệt đối không nên ăn trứng gà bởi lượng protein hoàn toàn trong trứng gà như anbumin và ovoglobumin khi hấp thu vào cơ thể còn chưa hồi phục của trẻ nhỏ sẽ làm tăng lượng nhiệt của cơ thể, kiến cơn ốm có thể quay trở lại hoặc bé lâu khỏi bệnh hơn. Tốt nhất nên cho trẻ ăn cháo thịt với hành hoa để phục hồi sức khỏe.
4. Trẻ bị tiêu chảy
Rất nhiều mẹ nghĩ rằng khi con bị tiêu chảy sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng và cần phải bồi bổ cơ thể bằng cách ăn nhiều trứng gà. Tuy nhiên, suy nghĩ này của phụ huynh là hoàn toàn không đúng. Đối với trẻ bị tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm, việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Cho nên, việc bổ sung trứng gà (thực phẩm giàu đạm và chất béo) cho trẻ trong giai đoạn này không những sẽ làm mất đi tác dụng bổ dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm, làm gián đoạn quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể, ảnh hưởng đến đường ruột. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, mẹ không nên cho trẻ ăn trứng gà.
5. Trẻ béo phì, thừa cân
Những trẻ nhỏ mắc bệnh béo phì không nên ăn trứng gà bởi trong trứng có chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa khiến thân hình của trẻ ngày càng nặng nề hơn. Tốt nhất cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả chưa nhiều vitamin để giảm bớt lượng mỡ trong cơ thể.
Những trẻ nhỏ mắc bệnh béo phì cũng là trường hợp không nên ăn trứng gà bởi trong trứng có chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa khiến thân hình của trẻ ngày càng nặng nề hơn (Ảnh minh họa)
6. Trẻ nhỏ bị tiểu đường
Ngày nay, trẻ nhỏ được làm quen nhiều với đồ ăn vặt hay những đồ ăn chiên béo ngậy hay có hàm lượng đường cao. Việc cha mẹ chiều chuộng cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mãn tính rất cao. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hiện nay.
Khi trẻ bị bệnh tiểu đường ăn quá nhiều trứng, sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.