Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của sữa chua sẽ mất đi nếu các mẹ không cho con ăn đúng cách.
Sữa chua luôn được các mẹ tin cậy bởi tác dụng của nó đem lại cho trẻ nhỏ. Sữa chua chứa ít lactose và nhiều lactase, được biết đến như là một loại thuốc chữa bệnh đường ruột, an toàn ngay cả khi bé mắc tiêu chảy.
Bên cạnh đó, trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ như protein, chất béo, canxi, phot pho, kali và i-ốt; ngoài ra còn một số loại sữa chua còn có thành phần dinh dưỡng khác như vitamin D, sắt, kẽm hoặc các axit béo omega 3. Các dưỡng chất này đều cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Sữa chua có nhiều công dụng là vậy, tuy nhiên nếu các mẹ không cẩn thận cho con ăn sai cách thì sẽ rất lãng phí. Dưới đây là một số hiểu lầm tai hại của các mẹ khi cho trẻ ăn sữa chua:
Hiểu lầm 1: Sữa chua hộp và sữa chua dạng nước là một
Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua được làm ra từ sữa nguyên chất thông qua quá trình lên men, thi còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau.
Hiểu lầm 2: Có thể cho con sữa chua bất cứ lúc nào
Nhiều cha mẹ tin rằng, sữa chua là phương thuốc tuyệt vời cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỉ, vì vậy họ không ngần ngại mà cho trẻ ăn bất kể khi nào chúng muốn. Trên thực tế, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của các dung môi trong dạ dày, làm giảm sự thèm ăn và lạnh bụng...
Đặc biệt những lúc bé đang đói thì mẹ tuyệt đối không cho bé ăn sữa chua hay bất cứ loại đồ ăn nào có vị chua. Bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khỏe của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều.
Cho trẻ ăn sữa chua bất cứ lúc nào con thích là một tư tưởng sai lầm mà các mẹ cần sửa. Sữa chua không phải ăn lúc nào cũng tốt (Ảnh minh họa)
Sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
Lượng sữa chua mỗi ngày theo độ tuổi của trẻ:
- Trẻ em dưới 1 tuổi: 50-100ml
- Trẻ em 2-3 tuổi: 100-200ml
- Trẻ em trên 3 tuổi: 200-300ml
Lưu ý: Nếu trẻ ăn nhiều sữa chua, cha mẹ nên giảm sữa
Hiểu lầm 3: Chon con ăn sữa chua hâm nóng sẽ tốt
Một số mẹ có thói quen cho sữa chua vào lò vi sóng để hâm nóng hoặc ngâm trong nước sôi trước khi cho con ăn vì cho rằng vi khuẩn lactic hoạt động mạnh trong môi trường ấm (phù hợp với sữa chua) nên nhiệt độ của lò vi sóng và nước sôi là an toàn.
Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên gia, đây là một việc làm cấm kị khi cho trẻ ăn sữa chua. Tác dụng chủ yếu của sữa chua là do nó chứa các vi khuẩn có ích, giúp tăng cường sự tiêu hóa ở trẻ do đó khi hâm trong lò vi sóng, nếu ở nhiệt độ cao có thể giết chết các vi khuẩn có ích này, khiến sữa chua sẽ không còn tác dụng nữa.
Muốn con hấp thu tốt mọi dưỡng chất trong sữa chua và không bị viêm họng do lạnh thì cách tốt nhất là mẹ lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 45 phút trước khi ăn hoặc mẹ có thể ngâm sữa chua với công thức: 2 sôi 1 lạnh.
Hiểu lầm 4: Sữa chua nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa bò
Không ít người quan niệm, sữa bò qua quá trình lên men thành sữa chua nên có giá trị dinh dưỡng cao. Trên thực tế, dinh dưỡng của 2 loại này là như nhau, tuy nhiên sữa chua dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn.
Hiểu lầm 5: Cho trẻ ăn sữa chua trước bữa ăn chính
Một số bà mẹ nghĩ rằng ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp trẻ ăn nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, điều này có thể làm sữa chua bị mất tác dụng của nó bởi vì vi khuẩn lactic trong sữa sẽ bị phá hủy bởi dịch dạ dày.
Mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
Hiểu lầm 6: Cho trẻ ăn sữa chua kết hợp với các thực phẩm khác tùy thích
Sữa chua kết hợp với dâu tây hoặc bánh mì, bánh ngọt sẽ là một cặp đôi hoàn hảo và nó sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe của em bé. Tuy nhiên, thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ thịt nên không được ăn kèm với sữa chua vì chúng có thể gây táo bón, đau bụng, và thậm chí tử vong.
Mẹ có thể trộn sữa chua với những món sau cho bé ăn ngon miệng hơn:
- Sữa chua, bí đỏ và chuối chín
- Sữa chua với táo
- Sữa chua, táo và lê
- Salad sữa chua, bơ và trái cây khác
- Sữa chua, bơ, cà rốt và khoai tây...