Than thở chuyện chăm con ốm nhiều ngày liền, Hồ Ngọc Hà, Tăng Thanh Hà như nói lên nỗi lòng người mẹ.
Với những bậc làm cha làm mẹ, sinh con đã khó, nuôi con lại càng khó khăn, nhất là trong khoảng thời gian này, dịch bệnh chồng chất, lây chéo lẫn nhau. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu kém dễ dẫn tới tình trạng ốm đau triền miên mãi không dứt.
Hồ Ngọc Hà, Tăng Thanh Hà lo lắng vì con ốm liên miên
Hồ Ngọc Hà, Tăng Thanh Hà, Phạm Quỳnh Anh... là những người mẹ bận rộn trong công việc nhưng khi rũ bỏ ánh hào quang sân khấu và trở về nhà, họ cũng là một bà mẹ bỉm sữa hết lòng vì con như bao người khác. Bởi vậy nỗi lo con ốm chưa bao giờ dứt.
Là người ít chia sẻ hình ảnh về con cái nhưng ngọc nữ màn ảnh Tăng Thanh Hà cũng không kiềm được cảm xúc khi con ốm đau triền miên. Trong một bài chia sẻ của bạn thân Thân Thúy Hà về chuyện con gái cô bị ốm, Tăng Thanh Hà chỉ bình luận đôi dòng nhưng như trút hết thảy tâm tư, nỗi lo của mình vì tình trạng con ốm mãi không dứt khiến nhiều người cũng phải động lòng.
Không chỉ Tăng Thanh Hà mà với cả nữ hoàng giải trí Hồ Ngọc Hà, bà mẹ có 3 con nhỏ đang ở độ tuổi đến trường thì nỗi lo cũng tăng lên gấp 3 lần. Được biết, khoảng thời gian vừa qua, cặp sinh đôi nhà Hà Hồ là bé Lisa và Leon cũng "lũ lượt rủ nhau ốm" khiến nhiều lần Leon đi học thì vắng Lisa hay chị hai Lisa khỏe mạnh thì cậu em Leon lại phải ở nhà.
Hồ Ngọc Hà cũng nhiều lần phải đăng tải dòng trạng thái đầy lo lắng đồng thời gửi lời khuyên tới các bà mẹ. "Những đợt dịch sốt của trẻ cứ liên tục, Lisa và Leon cứ chiến đấu hoài, thương quá. Các mẹ cẩn thận các bé nha. Ho, người cứ hâm hấp nóng và đặc biệt mắt có ghèn nhiều ạ. Chủ nhật mà phải chạy đua với những cơn ho, đành lôi clip trước khi bệnh đăng cho có động lực nè".
Chung cảnh ngộ với những người bạn Hồ Ngọc Hà và Tăng Thanh Hà, nữ ca sĩ Phạm Quỳnh Anh cũng mới gia nhập mẹ bỉm 3 con được ít tháng và mối quan tâm nhất của cô lúc này cũng là việc chăm con ốm chưa biết ngày nào dừng.
Cụ thể ngay giữa đêm, bà mẹ 3 con đã phải đăng đàn buồn bã chia sẻ chuyện hai con lớn Tuệ Lâm và Tuệ An cách đây ít ngày bị cảm, sổ mũi nên phải cách ly với em út Zoey. Thế nhưng chẳng được ít hôm thì bé Zoey cũng... ốm lây theo khiến Phạm Quỳnh Anh "nhăn mặt" hơn vì con út còn quá nhỏ, khó xử lý.
Phạm Quỳnh Anh mới buồn bã chia sẻ câu chuyện đó hôm 15/10, ít ai biết, trước đó chỉ 1 tháng, bà mẹ cũng từng bùi ngùi trải lòng về việc thức đêm chăm con ốm được nhiều mẹ bỉm như Tăng Thanh Hà, Đông Nhi an ủi, động viên.
Vì sao trẻ cứ đi học là ốm đau liên miên?
Không chỉ các con trai, con gái nhà Hồ Ngọc Hà, Tăng Thanh Hà hay Phạm Quỳnh Anh... gặp tình trạng ốm đau liên miên mãi không dứt mà khoảng thời gian gần đây, rất nhiều bà mẹ cũng chung cảnh lo lắng như vậy. Nhất là những phụ huynh đang có con ở lứa tuổi đi học mẫu giáo.
Vậy, lý do nào dẫn đến tình trạng trẻ ốm đau mãi không dứt, chưa hết trận ốm này đã nối tiếp trận ốm khác?
Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế sức khỏe trẻ nhỏ cho biết, tình trạng này kéo dài xuất phát từ việc trẻ "nợ miễn dịch".
“Nợ miễn dịch” ở đây được lý giải như sau: trong khoảng thời gian trước đó, giãn cách xã hội do dịch Covid-19 hoành hành, trẻ phải ở nhà hầu hết cả ngày, không được đến trường, không được ra ngoài nhiều nên việc tương tác, tiếp xúc với những virus, vi khuẩn bị ít hẳn.
Từ đó dẫn đến việc bản thân cơ thể trẻ không thể sinh ra những kháng thể chống trọi lại với virus gây bệnh. Khi hết dịch Covid-19, trẻ như “con chim” được "xổ lồng" ra ngoài thế giới, được đi học, đi chơi nhiều hơn, tiếp xúc với môi trường, với bạn bè nhiều hơn từ dó dẫn đến việc gặp tình trạng bệnh nhiều hơn do miễn dịch của trẻ chưa đặt được đúng độ tuổi.
Ngoài ra, khi trẻ bị ốm, sức khỏe yếu dần lại dễ rơi vào tình trạng kén ăn, thiếu dinh dưỡng và lại tái phát bệnh. Một vòng luẩn quẩn được lặp lại khiến cho tình trạng trẻ ốm kéo dài và dễ tái phát lại càng nhiều hơn.
Giải pháp giúp con bớt ốm
Thông thường khi trẻ bị ốm sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp, bên cạnh đó bao gồm sản phẩm nước muối xịt mũi họng rồi kháng sinh, chống viêm và yêu cầu bổ sung kẽm, sắt khi bé khỏi bệnh sau 7 ngày . Bởi khi trẻ bị bệnh, virus vi khuẩn sẽ lấy sắt và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng để sinh sôi và phát triển.
Chính vì thế con cần phải được bổ sung để "lấp đầy" vào phần bị thiếu hụt. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lưu ý kĩ, việc bổ sung kẽm và sắt chỉ thực sự tốt và có chất lượng khi trẻ đã khỏi bệnh từ 7-10 ngày. Trong khoảng thời gian con còn đang bị bệnh không nên bổ sung, mà bổ sung nhiều loại quá trẻ cũng sợ.
Ngoài ra, cần khuyến khích con ăn uống với chế độ dinh dưỡng da dạng bằng các thực phẩm giàu sắt và kẽm như thịt bò, trứng, hàu, sò, ghẹ và một số loại rau lá xanh như rau cải, hay các loại quả có màu cam, vàng như cam bưởi giàu vitamin C để tăng hấp thu kẽm và sắt.... bởi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Sắt và kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Do đó, để phục hồi sức khỏe cho trẻ và củng cố hệ miễn dịch đặc biệt sau bệnh, cha mẹ cần chú ý chế độ ăn uống hàng ngày, cùng với việc bổ sung vi chất dinh dưỡng kẽm và sắt đủ nhu cầu hàng ngày cho trẻ dưới dạng siro. Lưu ý, nên chọn loại siro có thành phần hữu cơ và có đủ cả kẽm và sắt theo tỷ lệ ngang bằng nhau sẽ giúp sắt và kẽm hấp thu được tối ưu.
Tăng cường giúp trẻ vui chơi ngoài trời
Cách tốt nhất để tăng sức đề kháng cho trẻ là giúp trẻ vui chơi khi có thể và hạn chế thời gian xem tivi, điện thoại, ipad của trẻ dưới 1 tiếng mỗi ngày (đối với trẻ từ 2-6 tuổi). Cụ thể, các hoạt động vui chơi của trẻ dưới 6 tuổi nên hướng đến sự năng động như đi bộ công viên, các trò chơi ngoài trời, ném bắt bóng, nhảy dây. Điều này không chỉ giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn, mà còn giúp giảm thời gian thụ động của bé.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ không tốt cũng có thể làm yếu cả hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể làm con dễ bị bệnh hay viêm nhiễm hơn. Bố mẹ có thể vui chơi nhẹ nhàng với con trước giờ đi ngủ hoặc cùng nhau đọc sách, kể chuyện, ôn lại bài cũ … để con dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, có một giấc ngủ chất lượng.