Sữa chua dành cho người lớn thường có công thức ít béo hoặc giảm ngọt nên không phải là sự lựa chọn tốt cho các bé.
Sữa chua là một trong những món ăn yêu thích của rất nhiều bé, vì nó không chỉ ngon mà còn rất tốt cho tiêu hoá. Vậy ở độ tuổi nào thì mẹ bắt đầu cho bé ăn sữa chua?
Viện dinh dưỡng khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và từ giai đoạn 6-12 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn bổ sung các thực phẩm khác. Từ giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, nhưng tốt hơn hết mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng vì tùy theo thể trạng, cân nặng của bé mà có một chế độ dinh dưỡng riêng, phù hợp.
Sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ như protein, chất béo, canxi, phot pho, kali và i-ốt; ngoài ra còn một số loại sữa chua còn có thành phần dinh dưỡng khác như vitamin D, sắt, kẽm hoặc các axit béo omega 3.
Giai đoạn trẻ từ 6-12 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn sữa chua (Ảnh minh họa)
Nhiều nhãn hiệu sữa chua có chứa các chế phẩm sinh học, trong đó các vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong ruột con người có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2009 cho rằng cho trẻ ăn sữa chua sẽ hạn chế bị tiêu chảy. Sữa chua chứa ít lactose và nhiều lactase, được biết đến như là một loại thuốc chữa bệnh đường ruột, an toàn ngay cả khi bé mắc tiêu chảy.
Nghiên cứu cho thấy, các bé phục hồi nhanh hơn từ tiêu chảy khi ăn sữa chua. Đặc biệt, mẹ nên cho con ăn sữa chua trong quá trình bé phải dùng thuốc kháng sinh, bởi vì sữa chua giúp giảm tác hại của kháng sinh tới những vi khuẩn trong đường ruột.
Hiện nay, có một số mẹ khi bắt đầu cho con ăn sữa chua đã không chịu nghiên cứu và tìm hiểu kĩ dẫn đến một số sai lầm không nên có. Những sai lầm mẹ mắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dưỡng chất mà con sẽ hấp thu được. Dưới đây là một số sai lầm mà các mẹ gặp phải khi cho con ăn sữa chua.
1. Cho con ăn sữa chua người lớn
Giai đoạn mới tập ăn, các bé sẽ cần một một loại sữa chua được làm từ sữa công thức và phải đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ dị ứng. Vì thế, sữa chua dành cho trẻ con sẽ là lựa chọn thích hợp hơn cho sự phát triển và sức khỏe của các bé.
Mẹ không nên cho trẻ ăn sữa chua người lớn bởi sữa chua dành cho người lớn thường có công thức ít béo hoặc giảm ngọt và nên không phải là sự lựa chọn tốt cho các bé. Mẹ nên cho bé ăn các loại sữa chua nguyên chất, vì nó có chứa hàm lượng chất béo cao, có nhiều dinh dưỡng hơn so với sữa chua hoa quả. Sữa chua trắng chứa gấp đôi protein, canxi tốt cho quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển về khả năng nhận thức.
2. Pha trộn thêm sữa bột vào sữa chua
Khi cho trẻ ăn sữa chua trắng, một số bé sẽ cảm thấy chua, mẹ liền tăng thêm vị ngọt bằng cách trộn sữa bột vào, nghĩ rằng như vậy thì càng làm tăng chất dinh dưỡng. Thực tế, mẹ không nên “pha trộn” như vậy vì sữa bột không đủ lượng nước để hòa tan sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thu.
3. Cho con ăn sữa chua xong không xúc miệng
Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên dễ làm hỏng men răng. Vì vậy nếu sau khi ăn sữa chua xong, mẹ không xúc miệng cho bé xúc miệng sẽ ảnh hưởng không tốt tới men răng của bé.
4. Cho bé ăn sữa chua khi đói
Mẹ không nên cho bé ăn sữa chua khi đói. Bởi vì khi bụng đói, độ axit trong dạ dày lớn (pH=2), ăn sữa chua vào lactic axit sẽ giết chết hết axit trong dạ dày, tác dụng bảo vệ sức khỏe giảm rõ rệt. Tốt nhất là nên ăn vào 1-2 tiếng sau bữa ăn chính.
5. Hâm nóng sữa chua
Đừng vì sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng, lạnh bụng mà mẹ ngâm sửa chua qua nước sôi nóng hoặc hâm nóng sữa chua trong lò vi ba, lò vi sóng bởi vì khi gặp nhiệt độ cao, sữa sẽ vón cục và làm cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, mất hết tác dụng tăng sức đề kháng bảo vệ sức khỏe.
Sữa chua nên bảo quản trong tủ lạnh nhưng không nên cho trẻ ăn khi quá lạnh. Hãy lấy sữa chua khỏi tủ lạnh từ 15 đến 20 phút trước khi cho trẻ ăn.
6. Dùng chung sữa chua với những thực phẩm chế biến sẵn
Mẹ không nên dùng chung sữa chua với những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong, rất nguy hiểm cho bé.