"Tại sao bố nằm trên người mẹ?" và câu trả lời của bà mẹ khiến ai cũng thán phục

Ngày 21/04/2019 06:59 AM (GMT+7)

Thay vì né tránh hoặc trả lời lệch lạc, bà mẹ Hựu Đình đã nói thẳng vấn đề con hỏi.

Sau khi sinh con, hầu hết các bà mẹ thường ngại ngùng chuyện chăn gối cùng chồng. Họ e ngại việc con cái biết được cảnh ân ái của bố mẹ sẽ có những suy nghĩ lệch lạc về giới tình. Mà việc chủ động giáo dục giới tính cho con thì rất ít ông bố bà mẹ làm được mà thường né tránh. Chính vì thế, không ít tình huống dở khóc dở cười của bố mẹ khi bị con bắt gặp đúng lúc đang "lâm trận", tới nỗi "cháy mặt cháy mũi" và không biết trả lời ra sao cho bé hiểu đúng vấn đề.

Trên thực tế, thay vì né tránh thì trực tiếp đón nhận câu hỏi và trả lời thẳng thắn với bé được các chuyên gia tâm lý, giáo dục giới tính khuyên các bậc cha mẹ áp dụng nhiều nhất. Điều đó tránh được việc trẻ sẽ tự động đi tìm, khám phá để thỏa mãn tính tò mò của mình, dễ gây nên hậu quả không mong muốn, không lường trước được.

amp;#34;Tại sao bố nằm trên người mẹ?amp;#34; và câu trả lời của bà mẹ khiến ai cũng thán phục - 1

Cha mẹ nên giáo dục giới tính cho con ngay từ những ngày còn nhỏ. Ảnh minh họa

Câu chuyện được chia sẻ từ bà mẹ người Trung Quốc có tên Hựu Đình lan truyền trên mạng xã hội nhận được sự đồng tình của rất nhiều ông bố bà mẹ. Ở câu chuyện của bà mẹ, chị đã cho các bậc phụ huynh câu trả lời xác đáng và tốt nhất trong trường hợp trẻ bắt gặp bố mẹ là chuyện "abcxyz" và bỗng dưng hỏi "Tại sao bố lại nằm trên người mẹ?".

Chị Hựu Đình kể: "Chắc hẳn không chỉ tôi mà rất nhiều cha mẹ có mặt trong hội từng gặp cảnh đang "chàng trên nàng dưới" thì bị con bắt gặp. Tôi thú thật cũng 1-2 lần rơi vào tình trạng ấy. Vì thế, tôi cũng quan tâm đến việc ứng phó cũng như dạy bé điều gì là tốt nhất. Cho đến ngày hôm đó, khi hai vợ chồng tôi đang "hành sự" thì con bất ngờ bước qua phòng:

- Mẹ ơi, con không giải được bài tập này.

Lúc đó thực sự vừa ngượng với con mà cả 3 người đứng hình. Bé tiếp tục nói:

- Tại sao bố lại nằm trên người mẹ thế ạ? Hai người đang làm gì đó ạ?

Tôi luống cuống nhưng cũng kịp đáp con:

- Con về phòng trước đi, mẹ sẽ sang giúp con làm bài tập nhé.

Ngay sau đó, tôi qua phòng giúp con làm bài tập. Khi xong xuôi, tôi biết con vẫn đang lăn tăn trong đầu chuyện vừa chứng kiến lúc nãy nên nhẹ nhàng nhìn thẳng vào mắt con và nói: Con thân yêu, lúc nãy con nhìn thấy việc bố mẹ vừa làm là chuyện bố mẹ đang thể hiện tình yêu. Đó là cách bố dành tình yêu, sự quan tâm dành cho mẹ. Cũng giống như việc mẹ dành tình yêu cho con bằng việc ôm hay thơm má vậy.

amp;#34;Tại sao bố nằm trên người mẹ?amp;#34; và câu trả lời của bà mẹ khiến ai cũng thán phục - 2

Tôi không né tránh khi bị con bắt gặp lúc "lâm trận". Ảnh minh họa

Tuy nhiên, ở mỗi lứa tuổi mình sẽ có cách riêng và phù hợp để thể hiện tình yêu khác nhau. Con còn nhỏ, không thể áp dụng như cách của bố mẹ. Đợi khi nào con lớn, con sẽ hiểu và tự quyết định việc dành tình yêu đó cho ai. Điều đó đồng nghĩa với lúc đó con đã lớn, kết hôn với người con yêu, trở thành vợ chồng thì cũng sẽ thể hiện theo cách đó mà thôi.

Còn bây giờ, mẹ sẽ dành tình yêu của mình cho con nhé. Ôm mẹ một cái nào!.

Sau khi nghe tôi nói, tôi biết con vẫn còn mơ hồ lắm nhưng bé vẫn cười vui vẻ và ôm tôi. Bé yên tâm đi ngủ. Những lần sau đó bé thường rất ý thức khi bước vào phòng của bố mẹ, thường gõ cửa và nếu có vô tình nhìn thấy thì đều cười nói "Bố đang thể hiện tình yêu với mẹ ư? Con cần mẹ giúp việc này".

Tôi nghĩ thay vì né tránh hay nói lệch lạc, mỗi người cha người mẹ chúng ta nên đan xen việc đối diện trực tiếp và giáo dục giới tính cho con để bé không trở thành "con gà" trong bất kỳ trường hợp nào.

Con gái đỗ 3 trường ĐH ở Mỹ và câu trả lời của người mẹ khiến ai cũng khâm phục
Là một người mẹ, Bao Xin (Trung Quốc) luôn cố gắng khuyến khích con gái tự giải quyết vấn đề hoặc đặt câu hỏi với cô giáo.
Tâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con