Trẻ bị rôm sảy cần phải làm thế nào?

Linh San - Ngày 20/04/2022 16:23 PM (GMT+7)

Trẻ bị rôm sảy thường có các triệu chứng khác nhau như ngứa rát, mẩn đỏ, quấy khóc...làm cho trẻ khó ngủ, quấy khóc. Vậy trẻ bị rôm sảy mẹ cần phải làm gì và dấu hiệu nhận biết ra sao?

Trẻ bị rôm sảy là gì?

Rôm sảy là tình trạng bít tắc và ứ đọng tuyến mồ hôi, ống bài tiết do bụi bẩn hoặc ghét bít kín gây tình trạng viêm da, xuất hiện những mụn hồng nhỏ trên da.

Trẻ bị rôm sảy sẽ xuất hiện những mụn đỏ. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị rôm sảy sẽ xuất hiện những mụn đỏ. (Ảnh minh họa)

Các loại rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy bao gồm 3 loại chính:

- Rôm đỏ (miliaria): Là loại rôm ẩn sâu bên trong da, những vùng da bị ảnh hưởng thường xuất hiện những mụn đỏ, khiến bé có cảm giác ngứa rát, thường hay xảy ra khi thời tiết nóng nực.

- Rôm sâu (miliaria profunda): Là loại rôm sảy xuất hiện nằm ở sâu nhất trong lớp da, thường xuất hiện nếu tuyến mồ hôi bị tổn thương nặng và là dạng rôm xảy kéo dài. Tuy nhiên, thường hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

- Rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina): Thường xảy ra đối với những trẻ có tuyến mồ hôi chậm phát triển, không có biểu hiện ngứa rát hoặc viêm. Có thể nhận biết nếu trẻ sốt cao và để lại những mảng da bị bong khi đã hết rôm sảy.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy

- Trẻ bị rôm sảy sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ và mọc thành đám, trên nền da bị mẩn đỏ.

- Trẻ thường quấy khóc, ngứa ngáy, khó chịu và bứt rứt.

- Bé sẽ gãi nhiều và có thể bị trầy xước da, nhiễm khuẩn thành những mụn mủ hoặc nhọt trên da.

- Vị trí thường gặp khi trẻ bị rôm sảy bao gồm những tuyến mồ hôi ở trán, cổ, vai, ngực, lưng nhưng cũng có thể ở kẽ nách, kẽ háng.

Trẻ bị rôm sảy bao lâu thì khỏi?

Đối với người lớn, rôm sảy thường sẽ hết trong vòng khoảng vài giờ hoặc trường hợp nặng hơn có thể đến vài ngày, vài tuần. Có một số mốc thời gian cần cho sự phục hồi, tùy thuộc theo mức độ nặng nhẹ của rôm sảy:

- Nếu rôm sảy xuất hiện dưới dạng mụn nước trên da, có thể sẽ thuyên giảm trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày.

- Nếu rôm sảy xuất hiện màu đỏ, trông giống như vết côn trùng đốt hoặc nốt mụn, có thể mất đến vài ngày hoặc vài tuần để hết tình trạng viêm sâu hơn.

- Nếu như trẻ gặp phải nốt sẩn sâu, đau (rất hiếm), phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để giải quyết tình trạng, những trường hợp này có thể khỏi lâu hơn, thường có thể lên đến vài tuần.

Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?

Các loại nước lá thường có tính mát, rất lành tính, giúp giải nhiệt, không gây kích ứng, an toàn dành cho làn da nhạy cảm của bé. Mẹ có thể tắm cho bé bằng những loại nước lá như:

- Lá trầu không: Đây là loại lá rất giàu hàm lượng vitamin C, niacin, riboflavin và các khoáng chất có công dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống ngứa, hỗ trợ cho làn da khỏe hơn.

- Lá khế: Theo Đông y, lá khế có tính giải nhiệt, kháng khuẩn, ngăn ngừa dị ứng, thành phần axit hữu cơ, tanin và khoáng chất có công dụng giải độc, kháng viêm, giảm tình trạng dị ứng hiệu quả. Vì thế, lá khế thường được dùng trong điều trị rôm sảy, giúp bé mát da, làm giảm cảm giác ngứa ngáy, mang đến làn da mịn màng hơn.

- Lá sài đất: Là thảo dược có vị ngọt, tính mát, chứa các thành phần như saponin, lipid, tanin và tinh dầu hòa tan có tác dụng giảm mụn nhọt, rôm sảy, giảm tình trạng nhiễm trùng, viêm da, giải độc, làm mát da, giảm ho do viêm họng...

- Lá dâu tằm: Là loại lá có tính mát, thanh nhiệt, chứa flavonoid, vitamin B,C,D, coumarin, acid hữu cơ, steroid...có tính kháng khuẩn, làm giảm rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ.

- Lá trà xanh: Là loại lá có chứa các hoạt chất tanin, phenol, flavonoid, tinh dầu cùng các axit giúp kháng viêm, ngăn chặn sự xuất hiện của virus, vi khuẩn gây hại trên da bé. Bên cạnh đó, hợp chất EGCG của lá trà xanh có công dụng chống oxy giúp kích thích sự tái sinh của tế bào, tăng khả năng bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.

- Lá kinh giới: Trong Đông y, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, thành phần chứa menthol racemic, vitamin C, tinh dầu...có tác dụng điều trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt hiệu quả.

- Rau sam: Có tính sát trùng, thanh nhiệt, giải độc, lành tính,...có tác dụng giải độc, chữa rôm sảy, kháng viêm và giảm mụn nhọt hiệu quả.

Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì? (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Với những bé có da bị trầy xước, mảng đỏ vỡ ra, mụn nước, đang viêm da nặng, mẩn đỏ mưng mủ và vỡ ra, mẹ nên tuyệt đối không tắm nước lá cho trẻ.

Trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gì cho chóng khỏi?

- Đồ ăn cay nóng: Không chỉ có hại cho sức khỏe và dạ dày của trẻ mà đồ ăn cay nóng còn có các hợp chất capsaicin làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu của bé. Mẹ nên tránh cho bé ăn một số món như mì tôm, tỏi, ớt...

- Đồ ăn chiên rán, dầu mỡ: Một số món ăn như sườn rán, gà rán, khoai tây chiên...thường gây tích nhiệt, khiến tình trạng rôm sảy ở bé trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

- Đồ ăn và thực phẩm chứa nhiều đường: Bánh kẹo, mứt, kem, trái cây khô, socola...là những món ăn hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bị rôm sảy, mẹ không nên cho bé ăn những món này vì khi ăn xong sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể lên cao, gây tiết mồ hôi, tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển nhanh hơn.

- Đồ uống có cồn, ga, chất caffein: Bao gồm nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực...sẽ dễ gây bùng phát rôm sảy ở trẻ.

- Các loại trái cây nóng: Vải, xoài, mít, nhãn, chôm chôm, dứa...là những loại trái cây có tính nóng, hàm lượng đường cao sẽ tích tụ nên gây mất nước trên cơ thể bé, làm giảm sức đề kháng, khiến bé dễ bị rôm sảy.

Trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gì. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gì. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì tốt nhất?

- Các loại nước mát: Nước râu ngô, nước rau má, nước bột sắn...đều là những loại nước mát mang công dụng thanh lọc, làm dịu mà bố mẹ nên bổ sung cho bé khi bé bị rôm sảy.

- Các loại trái cây tươi mát: Bơ, quýt, cam, bưởi, ổi, dâu tây,..có tác dụng làm mát cơ thể bé. Mẹ có thể dùng cho bé ăn trực tiếp hoặc dùng nước ép, xay nhuyễn giúp bé dễ hấp thụ hơn.

- Các loại chè từ đậu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành...đều rất lành tính, có tính mát, thích hợp để bé ăn khi bị rôm sảy.

- Các loại rau: Khi trẻ bị rôm sảy mẹ nên tích cực bổ sung rau trong khẩu phần ăn của bé như rau sam, rau dền đất, rau ngót…

Chế độ chăm sóc khi trẻ bị rôm sảy

Theo các chuyên gia da liễu, nếu bé có các triệu chứng mụn nước, mẩn đỏ tại vị trí lưng, mặt, cổ..cha mẹ nên có sự tham vấn của các bác sĩ chuyên khoa để bé có thể được điều trị chính xác. Cha mẹ cũng không nên tự ý thoa dầu dừa, thoa kem, dầu oliu hay tự mua thuốc, bôi phấn, xát chanh, tắm nước lá...lên những vùng da đang bị trầy xước của trẻ sẽ khiến tình trạng nặng thêm.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo nơi sinh hoạt của bé được thoáng mát nhất (tốt nhất là nhiệt độ khoảng 28 độ C), tránh mặc quần áo quá chật hoặc ủ kín. Đồng thời, luôn đảm bảo da của trẻ khô mát bằng cách mặc quần áo cotton thấm mồ hôi, thay quần áo ướt mồ hôi cho bé (lau sạch người trước khi thay quần áo cho bé).

Ngoài ra, mẹ cũng nên cắt móng tay cho bé, hạn chế cho bé đi ra ngoài khi trời nắng từ 10h-16h. Nếu ra ngoài phải đội mũ nón rộng vành, mặc quần áo dài và luôn đảm bảo đủ nước dành cho bé.

Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì cho nhanh khỏi bệnh?
Khi trẻ bị rôm sảy, nhiều cha mẹ thắc mắc “Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?”, tuy nhiên để điều trị rôm sảy, chế độ chăm sóc của cha mẹ rất quan trọng vừa...

Rôm sảy

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh rôm sảy