Trẻ bị viêm phế quản thường xuất hiện sốt, Khó thở, thở khò khè, thở rít trong thanh quản, mắt đỏ, chảy nước mắt nước mũi, ngạt mũi. Viêm phế quản ở trẻ em tuy không nghiêm trọng nhưng không điều trị kịp thời có thể thành mãn tính
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em rất phổ biến ở các bé từ 6 tháng đến 1 tuổi. Khi thời tiết thay đổi, do hệ miễn dịch còn non kém, trẻ em thường mắc viêm phế quản với các biểu hiện như ho, sổ mũi và khó thở.
Viêm phế quản thường khó chẩn đoán ở trẻ nhỏ và ít gặp ở thể đơn thuần mà thường kết hợp với viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc nhu mô phổi, hoặc kết hợp với những bệnh nhiễm khuẩn chung như cúm, sởi, ho gà...
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể chia làm hai loại chính:
- Trẻ bị viêm phế quản phổi.
- Trẻ bị viêm tiểu phế quản hay còn gọi là viêm phế quản co thắt hay viêm phế quản cấp.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em rất phổ biến ở các bé từ 6 tháng đến 1 tuổi (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản
- Do virus: virus hợp bào hô hấp (RSV), virus parainfluenza (gây viêm đường hô hấp trên và dưới), sởi, virus adeno (gây co thắt phế quản, phổi dẫn đến hoại tử phổi)…
- Do vi khuẩn: phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn (H.influenzae)..
- Khi con bị cảm lạnh: đau họng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây bệnh có thể xâm nhập phế quản
- Do thói quen sinh hoạt: trẻ thường xuyên nằm máy lạnh hoặc tắm quá lâu, tắm nước lạnh hoặc phòng tắm không kín gió.
- Do sức đề kháng yếu: do còn ít tuổi nên sức đề kháng của trẻ còn yếu. Đặc biệt là các bé nằm trong độ tuổi 18-24 tháng hoặc sinh non, đã sử dụng kháng sinh nhiều lần.
Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị mắc viêm phế quản (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản là khi đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy nên trẻ sẽ có những dấu hiệu sau:
- Ho, mất tiếng hoặc khàn tiếng.
- Khó thở, thở rít trong thanh quản, thở khò khè.
- Sốt.
- Chảy nước mũi, ngạt mũi
- Mắt đỏ, cảm giác ớn lạnh
- Sưng hạch bạch huyết
- Nôn, buồn nôn
- Ngược đau
Khi bị viêm phế quản, trẻ sẽ có dấu hiệu khó thở, thở khò khè, sốt (Ảnh minh họa)
Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
1. Cách điều trị dứt điểm viêm phế quản cho bé
Trẻ bị viêm phế quản được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ sớm khỏi bệnh. Vì vậy, khi thấy con xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, cha mẹ cần:
- Giữ ấm cơ thể trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.
- Vệ sinh tai mũi họng của trẻ hàng ngày bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sát khuẩn 0,9%.
- Cho trẻ uống nhiều nước, có thể là nước hoa quả, súp
- Nếu trẻ sốt dưới 38, 5 độ chườm ấm cho trẻ để nhanh hạ nhiệt. Nếu sốt từ 38,5°C trở lên thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chỉ uống thuốc kháng sinh khi được thầy thuốc chỉ định.
2. Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?
Nhiều mẹ cho rằng trẻ đang có biểu hiện ho, sổ mũi, nếu tắm cho trẻ sẽ sợ con nhiễm lạnh. Tuy nhiên, trẻ bị viêm phế quản nếu không được vệ sinh tắm rửa sạch sẽ sẽ càng bị nhiễm bệnh nặng hơn. Điều quan trọng là khi tắm cho trẻ, mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Cho trẻ tắm trong phòng kín gió, tắm bằng nước ấm.
- Tắm đến đâu cởi quần áo đến đó.
- Chỉ tắm nhanh, vệ sinh vùng kín của trẻ, tay chân và lau người bằng khăn ẩm.
- Tắm nhanh cho bé, không để trẻ ngâm nước quá lâu.
- Sau khi tắm, lau khô người để tránh nước bốc hơi gây cảm lạnh.
3. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?
Chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cơ thể trẻ lúc này đang trong tình trạng suy yếu, dễ mất nước, cần bổ sung cần dưỡng chất phù hợp để trẻ mau hồi phục:
- Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa: gạo, bột mì, ngũ cốc, đậu phụ, trứng gà…
- Sữa, các chế phẩm từ sữa: trẻ bị viêm phế quản nên uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, đặc biệt là sữa chua sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Rau xanh, trái cây tươi: lượng vitamin A,C,E có trong các loại rau quả có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, phổi. Một số loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho bệnh nhi bị viêm phế quản được các bác sĩ khuyên dùng như dâu tây, bông cải xanh, cà rốt, rau chân vịt...
Lưu ý: Nên chế biến thức ăn dạng lỏng để bé dễ tiêu hóa, dễ nuốt. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa khác nhau vì lúc này bé dễ mệt mỏi, chán ăn và nôn ói.
Một số loại thực phẩm tốt cho trẻ khi bị viêm phổi (Ảnh minh họa)
4. Một số lưu ý khi bé bị viêm phế quản
Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều đây vừa là biểu hiện của bệnh và cũng là phản ứng của cơ thể để tống xuất đờm giúp bé dễ chịu và nhanh khỏi bệnh hơn. Lúc này cha mẹ cần lưu ý:
- Cho bé uống thuốc ho: Chỉ sử dụng thuốc ho cho bé khi có chỉ định của bác sĩ.
- Cho bé uống nước ấm pha mật ong: Với các bé trên 1 tuổi thì mẹ có thể sử dụng cách này. Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng vì có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, đồng thời làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế mà đây cũng là cách để làm giảm ho khi trẻ bị viêm phế quản rất hiệu quả.
Với trẻ trên 1 tuổi thì mẹ có thể cho con uống mật ong pha với nước ấm để giảm ho (Ảnh minh họa)
Bé bị viêm phế quản thở khò khè đây là hiện tượng của bệnh viêm tiểu phế quản. Một số triệu chứng khác kèm theo là ho, sổ mũi, ngạt mũi.
- Cha mẹ cần làm sạch dịch mũi của bé hàng ngày bằng cách nhỏ nước muối sinh lý để làm lỏng dịch nhầy rồi hút mũi hoặc dạy trẻ xì mũi đúng cách.
- Nếu trẻ vẫn thở khò khè hoặc bệnh nặng hơn có thể cần hỗ trợ thở oxy dưới sự giám sát của bác sĩ.
Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ em
- Cho bé ngủ đủ giấc
- Tránh chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình nếu bạn ở gần người bị viêm phế quản.
- Không dùng chung kính hoặc bát đĩa.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ
- Rửa tay thường xuyên với xà bông, đặc biệt là trong mùa lạnh.
- Tránh hút thuốc thụ động cho trẻ
- Vệ sinh thường xuyên môi trường sống của trẻ tránh bụi bẩn, lông động vật, mùi hóa chất