Viêm phế quản co thắt, nguyên nhân và cách điều trị đúng

Ngày 16/08/2019 16:00 PM (GMT+7)

Viêm phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

Viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt (hay còn gọi là viêm phế quản dạng hen) là tình trạng lòng phế quản thu hẹp tạm thời do co thắt các cơ phế quản bị viêm. Bên cạnh đó, các tuyến phế quản bị viêm, tăng bài tiết chất nhầy làm cản trở lưu thông không khí trong phổi. Hậu quả là gây ra hiện tượng ho khạc đờm, khó thở, thở khò khè, thở rít.

Căn bệnh này thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể để lại nhiều biến chứng xấu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Viêm phế quản co thắt, nguyên nhân và cách điều trị đúng - 1

Bệnh viêm phế quản co thắt có thể gây ra nhiều biến chứng.

Viêm phế quản co thắt - nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân viêm phế quản co thắt được chia thành 3 dạng chính:

Nhiễm virus, vi khuẩn:

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV), sau đó thường có bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp là phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.influenzae, … các vi khuẩn này thường xuyên kí sinh ở vùng mũi họng, khi sức đề kháng yếu thì chúng hoạt động mạnh lên, nhân lên, tăng độc tính.

Hệ miễn dịch kém:

Sức đề kháng không tốt nhất là trong thời điểm giao mùa cũng khiến người bệnh dễ bị viêm phế quản.

Cơ địa dị ứng: 

Những người có phản ứng quá mẫn với với tác nhân dị ứng như bụi, lông gia súc, khói thuốc, phấn hoa, thức ăn, … thường có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

Triệu chứng của viêm phế quản co thắt

Triệu chứng viêm phế quản co thắt thường gặp nhất là:

- Khó thở, cơn ho kéo dài.

- Sốt nhẹ, sổ mũi, ngứa họng (rất giống với cảm cúm thông thường).

- Vùng phế quản có tiếng khò khè, rên rít khó chịu.

- Lồng ngực hóp lại khi thở.

- Thường xuyên bị nôn trước và sau khi ăn.

Viêm phế quản co thắt, nguyên nhân và cách điều trị đúng - 2

Cần nhận biết tình trạng sớm để điều trị kịp thời.

Cách điều trị viêm phế quản co thắt

Phác đồ điều trị viêm phế quản co thắt cần được tham khảo bởi các chuyên gia. Một số hướng điều trị bạn có thể tự áp dụng sau đây:

Điều trị triệu chứng:

- Sốt thì dùng thuốc hạ sốt

- Ho đờm uống thuốc long đờm

- Bù nước điện giải nếu có nguy cơ mất nước

- Khó thở uống thuốc giãn phế quản

Điều trị nguyên nhân:

Căn bệnh này do vi rút thì nói chung chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Nếu có bằng chứng về nhiễm khuẩn, thì phải dùng thuốc kháng sinh.

Điều trị suy hô hấp:

Nếu có khó thở nhiều, co rút lồng ngực, tím tái,… thì phải điều trị suy hô hấp như thở oxy, thở máy, …

Điều trị hỗ trợ:

Biện pháp đơn giản là khí dung, vừa có tác dụng tốt giúp giãn phế quản, vừa tác dụng long đờm tốt. Có thể khí dung làm nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, điều trị tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, cũng rất quan trọng, vừa giúp phòng bệnh vừa giúp hỗ trợ điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản co thắt

Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Chính vì thế, phòng bệnh có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ - đối tượng dễ mắc nhất. Các biện pháp dự phòng tập trung vào:

- Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lí, rửa bằng cách xịt nước muối biển.

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến thức ăn gồm 4 nhóm thực phẩm.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, không gian nghỉ ngơi sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau ăn, sau khi đi vệ sinh

- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá.

- Sử dụng các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng, giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng.

Những phương pháp điều trị giúp bệnh viêm phế quản ở trẻ em thuyên giảm
Viêm phế quản ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời có thể biến chứng thành viêm phổi.
Hoàng Lan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Viêm phế quản