Trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm, ngủ ít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng của con. Do đó mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân bé khó ngủ và khắc phục sớm.
Thông thường giờ ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tháng tuổi sẽ ngủ cả ngày lẫn đêm và chỉ thức khoảng 2 - 3 giờ để bú và có thời gian ngủ đêm khoảng 8 giờ. Còn với trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi sẽ tổng giờ ngủ 1 ngày từ 14 - 15 giờ, và có thời gian ngủ đêm từ 9 - 10 giờ.
Trẻ ngủ đủ số giờ ngủ theo tiêu chuẩn sẽ rất tốt cho sự phát triển, não bộ của bé. giúp bé khỏe mạnh, thông minh, tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa nguy cơ bệnh dịch hơn.
Dấu hiệu khó ngủ về đêm ở trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh khó ngủ thường có các biểu hiện như:
- Thức dậy liên tục hoặc hơn 3 lần/đêm
- Gắt ngủ nhưng khó ngủ được
- Hay giật mình khi ngủ
- Khó ngủ lại
- Quấy khóc
- Giấc ngủ ngắn từ 5 - 15 phút
Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm?
Bé sơ sinh ngủ ít, khó ngủ vào ban đêm có nhiều lý do khác nhau như:
1. Trẻ bị đói
Dạ dày của trẻ sơ sinh còn khá nhỏ, không chứa được nhiều sữa mẹ do đó bé bú nhanh no và cũng nhanh đói.
Khi đói, trẻ sẽ thức dậy quấy khóc đòi bú mẹ, nạp thêm năng lượng cơ thể cần thiết.
Bé bị đói là nguyên nhân trẻ bị thức giấc, khó ngủ (Ảnh internet)
Cách khắc phục:
- Khi bé có dấu hiệu quấy khóc, tỉnh giấc khi ngủ đêm mẹ cho con bú ngay.
- Cho bé vừa đủ, không bú quá nó khiến bé khó ngủ, đầy bụng dễ nôn trớ sữa.
2. Bé bị thiếu chất
Canxi và kẽm là 2 dưỡng chất quan trọng giúp bé có giấc ngủ sâu, không bị giật mình, khó chịu khi ngủ. Thiếu kẽm, canxi bé ngủ ít, khó ngủ, còi xương, chậm phát triển, rụng tóc vành khăn, chậm mọc răng….
Cách khắc phục:
Mẹ thêm các thực phẩm giàu kẽm, canxi vào thực đơn mỗi ngày của mẹ với các thực phẩm, đồ uống như: Sữa, trứng, cá, thịt, ngũ cốc, rau xanh, đậu phụ, nước trái cây…
3. Tã quần bị ẩm ướt
Tã quần, chăn ga bị ẩm ướt là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, dễ thức giấc do khó chịu, lạnh, ẩm ướt.
Cách khắc phục:
Khi trẻ tỉnh giấc hoặc ngủ chập chờn mẹ nên kiểm tra tã quần, chăn ga chỗ con nằm.
- Thay tã, quần, chăn ga mới và vệ sinh cho bé khi bé có dấu hiệu tràn bỉm, nước tiểu dính vào quần áo, chăn ga.
Bỉm đầy tràn, tã ẩm ướt khiến bé khó ngủ, khó chịu (Ảnh internet)
4. Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày
Bé ngủ ít vào ban ngày, ngủ không đủ giấc sẽ khiến bé khó ngủ vào ban đêm, hay vặn mình quấy khóc. Con chỉ ngủ ngon khi ngày ngủ từ 7 - 8 tiếng, giấc ngủ được đảm bảo không bị làm phiền, tác động từ các yếu tố bên ngoài.
Cách khắc phục:
- Không đánh thức bé, để bé ngủ đủ giấc vào ban ngày.
- Mẹ tập cho con cách phân biệt ngày đêm để ngủ đủ giờ.
- Bật nhạc ru dương cho bé dễ ngủ, ngủ sâu giấc.
5. Trẻ sơ sinh khó ngủ do quá no
Dạ dày của bé sơ sinh khá nhỏ, không chứa được nhiều thức ăn khi bú quá nhiều con dễ bị trào ngược dạ dày, khó chịu, ợ hơi.
Mẹ cho bé bú quá no khiến bé bị đầy bụng, khó chịu, khó ngủ, giấc ngủ ngắn và dễ bị nôn trớ sữa.
Cách khắc phục:
- Chia nhỏ các cữ bú, cho bé bú lượng sữa vừa phải.
- Cho trẻ bú theo giờ, tạo thói quen ăn ngủ khoa học cho bé.
6. Tiếng ồn, ánh sáng
Ban đêm, trẻ cần có không gian ngủ yên tĩnh, tránh ánh sáng để dễ ngủ hơn. Tiếng ồn lớn, đột ngột sẽ khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và quấy khóc, hay giật mình hoảng hốt.
Phòng ngủ để điện quá sáng làm bé khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc dễ bị thức giấc hơn.
Cách khắc phục:
- Để bé ngủ ở nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn từ bên ngoài như tiếng xe cộ, tivi, loa đài, chó sủa…
- Không bật điện sáng, dùng đèn ngủ ở mức vừa đủ để bé dễ ngủ và có thể dần phân biệt được ngày và đêm.
7. Nhiệt độ phòng ngủ
Nếu nhiệt độ trong phòng ngủ quá nóng, quá lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và hay vặn mình. Mức nhiệt không phù hợp bé sẽ có biểu hiện vặn mình, quấy khóc, vã mồ hôi hoặc thân nhiệt lạnh tùy vào nhiệt độ trong phòng.
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh mức nhiệt điều hòa từ 26 - 28 độ C và không để bé nằm vào hướng điều hòa thổi thẳng vào người bé.
- Trường hợp phòng không có điều hòa mẹ đảm bảo phải mặc, đắp đủ ấm cho con, không để con nóng quá, lạnh quá.
8. Trẻ bị bệnh
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc và nhiễm các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm phế quản… Bệnh sẽ khiến bé mệt mỏi, khó ngủ, ngủ ít, chập chờn và hay quấy khóc.
Ốm sốt và các bệnh lý khác khiến bé mệt mỏi, khó ngủ (ảnh internet)
Cách khắc phục:
- Nếu bé bị bệnh nhẹ, mẹ có thể hạ sốt tại nhà cho bé.
- Cho bé bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng cho con, giúp con khỏe, dễ ngủ hơn.
- Trường hợp nặng: Mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị theo phương pháp phù hợp.
9. Bé ngủ một mình
Bé được mẹ tách ngủ riêng sớm, ngủ trong cũi sẽ khó ngủ và hay quấy khóc hơn những trẻ được ngủ với mẹ. Với trường hợp này bé sẽ mất một thời gian để tự ngủ và có thể sẽ ngủ ít, khóc nhiều vào thời gian đầu.
Cách khắc phục:
- Mẹ hãy ở cạnh con lúc bé chuẩn bị ngủ, sau khi bé ngủ để con tự ngủ một mình.
- Tắt điện, không gây tiếng ồn để trẻ có không gian ngủ tốt nhất.
- Thực hiện nghiêm túc việc bé tự ngủ, không ngủ cùng bé để tạo thói quen tự lập từ nhỏ cho con.
10. Trẻ sơ sinh khó ngủ do gặp ác mộng
Ngủ mơ, gặp ác mộng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và hay giật mình thảng thốt. Khi bé tỉnh dậy sẽ sẽ khóc thét, hoảng sợ và khó ngủ lại sau đó.
Cách khắc phục:
- Mẹ ôm bé vào lòng, vỗ về, an ủi con, tạo cảm giác an toàn che chở cho con.
- Mẹ có thể ôm con ngủ, tránh cảm giác bé bất an, hoảng sợ khi ngủ.
Để khắc phục tình trạng khó ngủ của trẻ sơ sinh, mẹ chăm con nhàn hơn, tránh mệt mỏi, trầm cảm sau sinh mẹ nên tìm hiểu cách chăm sóc bé sinh tốt, khoa học nhất. Chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng, do đó thực đơn của bé cần đủ các dưỡng chất cần thiết để có nguồn sữa chất lượng, tốt nhất cho con yêu.