Môi trường thoải mái giúp trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu, đặc biệt có lợi cho sự phát triển của não bộ.
Chúng ta đều biết rằng IQ của con người chủ yếu bị ảnh hưởng bởi di truyền bẩm sinh và môi trường sống, bao gồm giáo dục, giấc ngủ, chế độ ăn uống, tập thể dục và các yếu tố quan trọng khác.
Nghiên cứu từ Trung tâm Phát triển Trẻ em của Đại học Harvard phát hiện ra rằng, não bộ con người phát triển nhanh nhất trong vài năm đầu sau khi sinh, đặc biệt là trước 3 tuổi. Não có thể hình thành hơn 1 triệu kết nối thần kinh mỗi giây và trọng lượng não có thể đạt khoảng 80% trọng lượng não của người trưởng thành.
Trẻ càng nhỏ thì thời gian ngủ mỗi ngày càng dài, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới một tuổi, thậm chí có thể ngủ khoảng 16-20 giờ mỗi ngày.
Một trong những lý do chính khiến trẻ có thể ngủ nhiều như vậy là vì ngủ đủ giấc giúp các tế bào thần kinh trong não kết nối tốt hơn, tạo nền tảng cho sự phát triển trí tuệ.
Vì vậy, nếu nhà có trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi, bố mẹ chú ý đến giấc ngủ của trẻ, tạo ra môi trường ngủ tốt, để chỉ số IQ của trẻ được cải thiện ổn định thông qua giấc ngủ chất lượng cao.
Trẻ khi ngủ có 3 dấu hiệu này chứng tỏ chỉ số IQ cao
Nếu trẻ có 3 dấu hiệu sau khi ngủ, có nghĩa chất lượng giấc ngủ tuyệt vời và trí thông minh phát triển tốt.
Dễ ngủ thiếp đi
Dữ liệu từ "Sách trắng về giấc ngủ của thanh thiếu niên và trẻ em Trung Quốc" cho thấy, đối với người lớn, không thể ngủ trong hơn 30 phút được coi là khó ngủ, trong khi đối với trẻ em, thời gian ngủ phải dưới 20 phút. Nếu vẫn không thể ngủ trong hơn 20 phút, thì xem là khó ngủ.
Chúng ta đều biết rằng nếu muốn máy tính chạy bình thường, cần được nghỉ ngơi, xóa các tập tin rác và giải phóng dung lượng...
Giấc ngủ đối với não người giống như việc bật và tắt máy tính thường xuyên. Nó giúp não hoàn thành quá trình "dọn dẹp bộ nhớ", làm cho các kết nối thần kinh ổn định hơn và "xóa bỏ chướng ngại vật" cho sự phát triển trí tuệ.
Nếu trẻ mất hơn 20 phút để ngủ, điều đó có nghĩa là não của trẻ khó có thể chuyển sang chế độ "làm sạch và sửa chữa" hiệu quả vào thời điểm tốt nhất, không thể kịp thời khởi động quá trình "tự nâng cấp" trong giấc ngủ sâu, khiến quá trình củng cố và sắp xếp các kết nối thần kinh bị chậm lại, không có lợi cho sự phát triển tốt của trí thông minh.
Ngược lại, nếu trẻ ngủ ngay khi vừa nằm xuống thì có nghĩa là não có thể kịp thời đi vào trạng thái "dọn rác", có nhiều thời gian hơn cho các kết nối thần kinh, trí thông minh sẽ tự nhiên phát triển tốt hơn.
Giữ nguyên tư thế ngủ trong thời gian dài
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Lübeck ở Đức đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó họ yêu cầu trẻ em tham gia bài kiểm tra học một nhóm từ mới và sau đó quan sát thói quen ngủ.
Kết quả cho thấy, trẻ có giấc ngủ sâu dài có trí nhớ chính xác về từ ngữ vào ngày hôm sau cao hơn 20%-30% so với trẻ có giấc ngủ sâu ngắn hơn.
Có thể thấy rằng, ngủ đủ giấc có tác động đáng kể đến sự phát triển trí tuệ và khả năng học tập của trẻ.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra, khi mọi người ngủ sâu, hồi hải mã trong não sẽ tích hợp và củng cố những gì học được trong ngày và hình thành trí nhớ dài hạn. Quá trình này rất quan trọng đối với khả năng học tập và phát triển trí tuệ của trẻ.
Nếu trẻ ngủ ngay khi vừa nằm xuống thì có nghĩa là não có thể kịp thời đi vào trạng thái "dọn rác"
Đồng thời, trong giấc ngủ sâu, não cũng thực hiện một loạt các hoạt động sinh lý như tái tạo tế bào thần kinh, hình thành và cắt tỉa synap,... Rất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của não.
Khi cơ thể chúng ta đi vào trạng thái ngủ sâu, để tiết kiệm năng lượng và tự phục hồi, sẽ giảm bớt các hoạt động không cần thiết, giữ cho hơi thở và cơ thể ở trạng thái ổn định.
Do đó, nếu trẻ thường xuyên giữ nguyên một tư thế ngủ trong thời gian dài, cơ bắp thư giãn, nhịp thở đều đặn và ít thức giấc, thì chứng tỏ trẻ có giấc ngủ chất lượng cao, ngủ sâu và trí thông minh đang phát triển nhanh chóng.
Không cáu kỉnh khi thức dậy vào buổi sáng
Chúng ta đều biết rằng khi không ngủ đủ giấc hoặc ngủ kém chất lượng, mọi người có xu hướng "cằn nhằn", tính cách nóng nảy.
Nguyên nhân là do thiếu ngủ và chất lượng giấc ngủ kém có thể dẫn đến rối loạn hệ thống nội tiết trong cơ thể, đặc biệt là tăng tiết hormone căng thẳng (như norepinephrine, adrenaline,..), khiến con người dễ cáu kỉnh và tức giận hơn.
Do đó, nếu trẻ thường xuyên thức dậy trong trạng thái cáu kỉnh, điều đó có nghĩa là chất lượng giấc ngủ kém hoặc không ngủ đủ giấc.
Ngược lại, trẻ thức dậy và cảm thấy tràn đầy năng lượng, vui vẻ, không cáu kỉnh thì có nghĩa đã ngủ ngon vào đêm hôm trước.
Điều này cho thấy não của trẻ được nghỉ ngơi, phục hồi đầy đủ trong khi ngủ. Sự tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp duy trì sự ổn định về mặt cảm xúc, điều chỉnh khả năng kích thích của não, chẳng hạn như serotonin và dopamine, là bình thường và cân bằng.
Đồng thời, chất thải trao đổi chất trong não được loại bỏ hiệu quả, các kết nối giữa các tế bào thần kinh được củng cố và tối ưu hóa hơn nữa vào ban đêm, nhờ đó sự phát triển trí tuệ, khả năng học tập của trẻ được thúc đẩy và cải thiện tích cực.
Giống như một chiếc ô tô điện, sau một đêm "sạc", bình nhiên liệu đã đầy, động cơ hoạt động tốt nên chúng ta có thể tự nhiên lái xe hướng đến một ngày mới với đầy đủ năng lượng.
Làm sao để cải thiện giấc ngủ của trẻ?
Ngày nay, với sự tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế, không còn khoảng cách cao giữa con người về giáo dục, dinh dưỡng và luyện tập.
Trẻ từ 0-3 tuổi dành hơn một nửa cuộc đời để ngủ, vì vậy nếu muốn cải thiện trí thông minh, điều quan trọng là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là 3 mẹo giúp trẻ cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hãy tạo ra một môi trường ngủ phù hợp
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị: Môi trường ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ có thể giúp trẻ sơ sinh cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Khi trẻ ngủ, hãy kéo rèm che sáng và sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng để phát một số âm thanh gió và mưa nhẹ để át đi tiếng ồn bên ngoài.
Nhiệt độ trong phòng nên duy trì ở mức 20-22 độ, không quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm nên ở mức khoảng 50%-60%.
Môi trường như vậy rất thoải mái, trẻ có thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu, đặc biệt có lợi cho sự phát triển của não bộ.
Hãy tạo ra một môi trường ngủ phù hợp.
Duy trì một lịch trình đều đặn
Theo "Hướng dẫn vệ sinh giấc ngủ cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi" của Trung Quốc, duy trì thói quen làm việc và nghỉ ngơi đều đặn có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Đối với trẻ em từ 0-3 tuổi, thời gian ngủ sẽ giảm dần khi lớn hơn, vì vậy bố nên sắp xếp thời gian ngủ và nghỉ ngơi của trẻ hợp lý theo độ tuổi.
Ngoài ra, cần hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, để thiết lập đồng hồ sinh học chất lượng cao.
Chú ý đến chế độ ăn uống và hoạt động trước khi đi ngủ
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến cáo trẻ nên tránh quá phấn khích hoặc ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, vì điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Tránh ăn đồ ăn nhiều đường và nhiều chất béo 1-2 giờ trước khi đi ngủ. Trẻ có thể uống sữa ấm vừa phải và ăn tối vừa phải.
Mẹ có thể tạo ra một số hoạt động trước khi đi ngủ, để trẻ nhận biết đã đến giờ đi ngủ chẳng hạn như cùng bố mẹ đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng. Ngoài ra, hãy tránh các bài tập thể dục mạnh và trò chơi kích thích trước khi đi ngủ.