Cậu bé 10 tuổi nặng gần 200kg, nuốt chửng 4 đĩa cơm hoặc 10 chiếc bánh trong tích tắc

Ngày 07/05/2019 13:36 PM (GMT+7)

Sinh ra với cân nặng bình thường nhưng chứng thèm ăn và không biết no đã biết Mohammed thành cậu bé béo nhất thế giới.

Video: Mohammed Arbrar đang tập đi sau điều trị

Mohammed Arbrar, đến từ Pakistan hiện đang được coi là cậu bé béo nhất thế giới khi nặng gần 200kg. Cậu ăn gấp 4 lần khẩu phần của người lớn và vì thể trạng quá lớn nên không thể nhấc chân đi nổi 3 bước. Hiện tại Mohammed Arbrar vừa trải qua một ca phẫu thuật cắt bỏ bớt dạ dày để nỗ lực giảm cân, cứu vớt cuộc sống của mình.

Cân nặng tăng chóng mặt, không thể đi nổi 3 bước

Sinh ra chỉ nặng 3,6kg như bao em bé khác nhưng cân nặng của Mohammed lại tăng chóng mặt trong thời gian ngắn khiến bố mẹ cậu cũng bất ngờ. Mới 6 tháng tuổi, Mohammed đã nặng 19kg. Việc chăm sóc cậu bé cũng trở nên rất khó khăn với cả gia đình.

Cậu bé 10 tuổi nặng gần 200kg, nuốt chửng 4 đĩa cơm hoặc 10 chiếc bánh trong tích tắc - 1

Mohammed Arbrar nặng 19kg khi mới chỉ 6 tháng tuổi

Cậu bé 10 tuổi nặng gần 200kg, nuốt chửng 4 đĩa cơm hoặc 10 chiếc bánh trong tích tắc - 2

10 tuổi, Mohammed nặng gần 200kg, được coi là cậu bé béo nhất thế giới.

Cậu bé 10 tuổi nặng gần 200kg, nuốt chửng 4 đĩa cơm hoặc 10 chiếc bánh trong tích tắc - 3

Mẹ cậu - bà Zareena - chia sẻ: “Cân nặng của thằng bé không ngừng tăng. 2 tuổi, con đã uống 2 lít sữa. Giống như thể dạ dày không bao giờ biết no vậy. Con luôn khóc vì đói. Để bế được thằng bé là vô cùng khó khăn. Chúng tôi phải làm riêng một cái giường và nôi riêng để thay tã”.

Bố mẹ của cậu bé, người còn có 2 đứa con khỏe mạnh khác, chia sẻ rằng Mohammed luôn đói bụng khi còn nhỏ và uống hết lượng sữa gấp 5 lần so với anh chị mình. Cậu quá nặng đến mức mẹ cậu không thể thay tã cho cậu một mình mà phải dùng một chiếc giường đặc biệt phù hợp.

"Chúng tôi chưa từng nghe về béo phì. Khi thằng bé còn là một đứa trẻ, con rất bụ bẫm và chúng tôi thậm chí còn tự hào về vóc dáng của con. Nhưng khi 6 tuổi, thằng bé nặng hơn 95kg và ăn một bữa bằng 4 lần khẩu phần của người lớn", mẹ cậu chia sẻ.

Khi bố mẹ quyết định sẽ không bao giờ cho Mohammed ăn đồ ăn vặt nữa, cậu lại dễ dàng nuốt chửng 4 đĩa cơm hoặc 10 chiếc bánh roti kèm cà ri gà trong nháy mắt: "Sự thèm ăn của thằng bé như không bao giờ được thỏa mãn. Dù tôi nấu món gì, thằng bé cũng ăn hết một nửa và chừa phần còn lại cho những người trong nhà".

Vì thân hình quá khổ của mình, Mohammed cũng không thể thực hiện những hoạt động cơ bản hay vui chơi bình thường, đến trường học như bạn bè cùng trang lứa. Cậu chưa từng đi học và không thể đi một lúc quá 3 bước. Cân nặng chính xác hiện tại của Mohammed là 197kg (31 stones).

Cậu bé 10 tuổi nặng gần 200kg, nuốt chửng 4 đĩa cơm hoặc 10 chiếc bánh trong tích tắc - 4

Cậu bé 10 tuổi nặng gần 200kg, nuốt chửng 4 đĩa cơm hoặc 10 chiếc bánh trong tích tắc - 5

Cân nặng của Mohammed tăng chóng mặt qua thời gian khiến mọi hoạt động đều bị hạn chế, thậm chí không tự đi nổi quá 3 bước một lần.

Hy vọng từ ca phẫu thuật cắt bỏ dạ dày

Bố mẹ của Mohammed lo lắng tột cùng đã từng viện đến sự trợ giúp của một số bác sĩ để tìm cách cứu con. Tuy nhiên, mỗi lần được đưa vào một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, cậu bé này đều không thể chịu nổi vì luôn cảm thấy đói, thèm ăn.

"Chúng tôi gần như bế tắc hoàn toàn trong việc tìm một liệu pháp điều trị đúng đắn, phù hợp cho con, nhưng vẫn chưa bao giờ mất hy vọng vào y khoa", mẹ cậu bé chia sẻ.

Rất may mắn khi cuối cùng bố mẹ cậu đã gặp được bác sĩ Maaz cách đây 2 tháng. Bác sĩ Maaz đã gợi ý phương pháp giúp cậu bé là phẫu thuật cắt bỏ bớt dạ dày để giúp giảm độ lớn của dạ dày.  

"Khi thằng bé đến với chúng tôi, thậm chí còn không đi nổi 3 bước. Cậu bé bị béo phì dù trong gia đình không có ai có tiền sử mắc bệnh này. Bố mẹ bé có 2 đứa con khác hoàn toàn bình thường", ông Maaz cho biết. 

Cậu bé 10 tuổi nặng gần 200kg, nuốt chửng 4 đĩa cơm hoặc 10 chiếc bánh trong tích tắc - 6

Cậu bé 10 tuổi nặng gần 200kg, nuốt chửng 4 đĩa cơm hoặc 10 chiếc bánh trong tích tắc - 7

Bố mẹ Mohammed đang hy vọng cơ hội đưa con trở về cuộc sống bình thường từ ca phẫu thuật cắt bỏ bớt dạ dày.

Mohammed sẽ tiến hành ca phẫu thuật nội soi kéo dài 4 tiếng, trong đó bác sĩ sẽ cắt bớt dạ dày để hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể vào thứ 6 tới. Sau ca mổ, cậu có thể được ăn bơ sữa, nước dùng gà và nước ép trái cây. 

"Phương án phẫu thuật này là tốt nhất cho các bệnh nhân dưới 25 tuổi. Thông thường chúng tôi chỉ mất khoảng 30-40 phút để tiến hành ca mổ như thế này nhưng trường hợp Mohammed sẽ mất khoảng 4 tiếng. Ban đầu, cứ nửa tiếng chúng tôi sẽ cho cậu bé uống 50 ml chất lỏng, sau đó tăng dần lên 100 ml", bác sĩ Maaz nói.

Dưới phác đồ phẫu thuật này, bố mẹ Mohammed đang rất hy vọng con trai sẽ có thể quay lại trọng lượng bình thường sau khi bác sĩ nổi tiếng Pakistan Maaz ul Hassan đồng ý phẫu thuật cắt bớt dạ dày cho em. 

“Tôi rất hạnh phúc khi cuối cùng Mohammed sẽ được phẫu thuật để trao cho con cơ hội được sống bình thường. Chúng tôi hiểu rằng con mình mắc bệnh ăn quá nhiều và cần phải được điều trị để thay đổi điều này. Tôi chắc chắn con sẽ giảm được cân nặng giống như nhiều bệnh nhân trước đó của bác sĩ Maaz. Tôi rất hy vọng việc giảm ăn, tập luyện và tham gia các hoạt động như bơi, các môn thể thao, con sẽ sớm có được một cân nặng bình thường", mẹ cậu chia sẻ.

Bé trai nặng 190kg đổi đời khi giảm 104kg nhưng thân hình hiện tại vẫn gây sốc
Chẳng lấy làm vinh dự, xong cậu bé đã được sách kỷ lục Guinness năm 2017 ghi danh là "bé trai nặng nhất thế giới" khi chỉ mới 10 tuổi!
Ocean (Theo Dailymail)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ béo phì