Tôi không thể cho con trai của mình ăn món ăn đó, nếu không sẽ phải hối hận cả đời.
Sinh con ra, bố mẹ nào cũng đều muốn đứa trẻ của mình "trộm vía" dễ nuôi để họ đỡ vất vả hơn trong quá trình chăm sóc. Mỗi ngày được nhìn thấy con ăn khoẻ, ngủ ngoan, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể mang đến cho người làm mẹ như tôi niềm hạnh phúc lớn lao. Mong muốn là vậy, nhưng con trai của tôi lại là một đứa trẻ khó nuôi, nhất là trong vấn đề ăn uống. Thằng bé rất kén ăn và không phải món nào con cũng vui vẻ thưởng thức, thậm chí có những loại thực phẩm còn khiến đứa trẻ bị dị ứng, đơn cử như tôm.
Kể từ lần con nhập viện sau khi ăn xong món tôm hấp mẹ nấu và được bác sĩ chẩn đoán là dị ứng với loại hải sản này, tôi đã ngưng hẳn việc cho thằng bé tiếp xúc với những thức ăn có chứa tôm. Nhưng hôm qua khi đưa con trai về quê thăm ông bà nội, vì vấn đề này mà tôi và chị dâu suýt cãi nhau to.
Ảnh minh hoạ.
Chuyện là chị dâu mới về nên chưa biết hết thói quen hay đặc điểm ăn uống của từng thành viên trong gia đình tôi, vả lại vì công việc bận rộn ở phố nên gia đình tôi cũng ít khi về quê sum họp cùng mọi người. Hôm qua bố mẹ chồng đi đám họ hàng ở xóm kế bên, bữa cơm trưa chỉ có mẹ con tôi và chị dâu, còn anh 2 thì đi làm chưa về.
Lúc chị dâu hào hứng dọn mâm cơm ra và khoe với thằng cháu trai rằng:
- Hôm nay, mợ đãi con món tôm luộc ngon lắm đấy, con có thích không?
Tôi nghe xong mà điếng người, lập tức lên tiếng:
- Không được đâu chị dâu, thằng bé không thể ăn món đó?
- Tại sao không, em nuôi cháu nó kén ăn thế này bảo sao không lớn nổi. Ký tôm hùm này chị đã phải chi gần 2 triệu đồng, mua chỗ người quen gần nhà. Họ bảo ngon lắm nên chị muốn đãi cháu chị cũng không được sao?
Ảnh minh hoạ.
Lời chị dâu nói có chút khó chịu vì nghĩ tôi "kén cá chọn canh", nuôi con khó. Thế nhưng sau khi nghe tôi giải thích thì chị mới giật mình.
- Không phải đâu chị ạ, em biết chị thương cháu. Nhưng chị cũng đừng buồn, em và con hiểu tấm lòng của chị mà. Tuy nhiên thì thằng bé nhà em nó không ăn được loại hải sản này chị ạ, Gấu nó dị ứng với tôm và bác sĩ bảo bố mẹ tuyệt đối không cho con tiếp xúc với bất kỳ món ăn nào có chứa tôm, dù là lượng nhỏ. Nếu không thằng bé sẽ dễ rơi vào tình huống nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng khi không được chữa trị kịp thời đấy ạ!
Một phần lỗi cũng do em, em quên không báo trước với chị về vấn đề này nên để chị phải tốn công chuẩn bị cho cháu. Em cảm ơn chị dâu và cũng xin lỗi chị. Chị thông cảm cho mẹ con em nhé! Nếu chị đồng ý thì em sẽ gửi lại tiền chị mua tôm cho cháu, vì số tiền mua nó cũng lớn quá chị ạ, em ngại lắm!
Ảnh minh hoạ.
- Trời, vậy mà chị không biết nên hiểu lầm em, tưởng em chăm con khó. Tại chị thấy Gấu cũng nhẹ ký quá em ạ, thương cháu nên chị có chút chi mạnh tay. Nhưng mà nếu cháu bị dị ứng với tôm thì không nên ăn, rất nguy hiểm. May mà em nói cho chị chuyện này, chứ lỡ như tình huống có hai mợ cháu với nhau thì chắc chị đã không hay biết gì mà để đứa trẻ ăn, và hậu quả thực sự rất khó tưởng tượng.
Không chỉ chị dâu mà bản thân tôi cũng cảm thấy thật may mắn, "hú hồn hú vía" vì chuyện xảy ra trong tầm kiểm soát. Qua lần này, chắc tôi phải cẩn thận hơn nữa và để tốt hơn thì hẳn là tôi nên tìm cách hướng dẫn, giáo dục cho con trai để thằng bé biết cách tự bảo vệ mình khi không có bố mẹ bên cạnh.
Tâm sự từ độc giả diemphuc...@gmail.com
Dị ứng với tôm là một phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trẻ em đối với các protein có trong tôm. Khi trẻ tiếp xúc hoặc hấp thụ thức ăn có tôm, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện các protein trong tôm là một chất nguy hiểm và phản ứng bằng cách sản xuất kháng thể và các chất dẫn đến các triệu chứng dị ứng.
Cụ thể, trong trường hợp dị ứng tôm, protein chính gây dị ứng là tropomyosin, một loại protein có mặt trong cơ của tôm. Khi trẻ tiếp xúc với tôm hoặc các sản phẩm chứa tôm, cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất kháng thể IgE để chống lại protein này. Khi trẻ tiếp xúc lần thứ hai hoặc sau đó với tôm, kháng thể IgE kích hoạt phản ứng dị ứng, gây ra các triệu chứng như dị ứng da, viêm mũi, ngứa, khó thở, hoặc kích thích hô hấp nghiêm trọng (như viêm phế quản hoặc suyễn phế quản).
Nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng tôm chưa được xác định rõ, tuy nhiên, có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ phát triển dị ứng, bao gồm:
- Di truyền: Nếu trong gia đình của trẻ có người có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng đường hô hấp, trẻ có khả năng cao hình thành bệnh dị ứng với tôm.
- Tiếp xúc ban đầu: Khi trẻ tiếp xúc với tôm trong giai đoạn đầu đời hoặc khi hệ miễn dịch còn non yếu, tỷ lệ phát triển dị ứng với tôm có thể tăng.
- Tương quan với dị ứng khác: Trẻ có khả năng phát triển dị ứng với tôm nếu đã từng có dị ứng với các loại thức ăn khác, hoặc dị ứng đường hô hấp.
Khi bố mẹ phát hiện con bị dị ứng thì nên làm gì?
- Xác nhận dị ứng: Ghi chép lại các triệu chứng mà con đã trải qua sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Để đảm bảo và chẩn đoán chính xác, hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bác sĩ dị ứng để được khám và xác nhận dị ứng. Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng, tiến hành các kiểm tra dị ứng và đưa ra chẩn đoán chính xác.
- Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng: Sau khi xác định được chất gây dị ứng, hãy cùng bác sĩ và chuyên gia dị ứng tìm hiểu cách tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng đó. Điều này có thể bao gồm việc loại bỏ chất gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn uống, tránh tiếp xúc với môi trường có chất gây dị ứng, và hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa chất gây dị ứng.
- Hỏi ý kiến chuyên gia: Hãy tìm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng con nhận đủ chất dinh dưỡng, có một chế độ ăn uống an toàn và cân bằng. Chuyên gia sẽ giúp bố mẹ tìm thực phẩm thay thế, và cung cấp hướng dẫn về cách xử lý dị ứng trong trường hợp khẩn cấp.
- Đào tạo về xử lý tình huống khẩn cấp: Nếu con có nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bố mẹ hãy học cách nhận biết và xử lý các tình huống khẩn cấp. Điều này bao gồm việc học cách sử dụng thuốc cấp cứu như epinephrine, và có một kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp con gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
- Thông báo cho người chăm sóc khác: Hãy đảm bảo rằng người giám hộ, gia đình, và nhà trường được thông báo về bệnh dị ứng của con và cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng, cũng như xử lý tình huống khẩn cấp khi cần thiết.
Biểu hiện của trẻ khi bị dị ứng với một loại thức ăn là gì?
Biểu hiện của trẻ khi bị dị ứng với một loại thức ăn có thể đa dạng và phụ thuộc vào cơ địa, mức độ dị ứng ở từng trẻ. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến mà trẻ có thể trải qua khi bị dị ứng thức ăn:
- Triệu chứng da: Một trong những biểu hiện phổ biến nhất của dị ứng thức ăn là xuất hiện các vấn đề về da như phát ban, ngứa, đỏ, sưng, hoặc viêm da. Có thể xuất hiện mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, hoặc viêm da dị ứng.
- Triệu chứng hô hấp: Dị ứng thức ăn cũng có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp bao gồm ho, khò khè, khó thở, ngạt thở, sổ mũi, chảy nước mắt, hoặc sưng mặt.
- Triệu chứng tiêu hóa: Trẻ có thể trải qua triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, hoặc nôn mửa sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
- Triệu chứng hệ thần kinh: Một số trẻ có thể trải qua triệu chứng hệ thần kinh như lo lắng, sự thay đổi trong tâm trạng, giảm năng lượng, khó ngủ, hoặc khó tập trung sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
- Triệu chứng hệ miễn dịch: Dị ứng thức ăn có thể gây ra các phản ứng miễn dịch như viêm nhiễm tai, viêm xoang, hoặc viêm họng.
- Triệu chứng khác: Có một số triệu chứng khác có thể xảy ra khi trẻ bị dị ứng thức ăn bao gồm mệt mỏi, suy nhược, tăng cân chậm, suy dinh dưỡng, hoặc suy giảm sự phát triển.