Viêm tai giữa ở trẻ em diễn ra phổ biến ở các bé từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng, điếc, gây đau đớn, co giật và ảnh hưởng tới hệ thần kinh trẻ.
1. Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ
- Do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở trẻ em
- Do sự chưa trưởng thành về hệ thống miễn dịch của chúng.
Những rối loạn chức năng vòi nhĩ có thể gây ra viêm tai giữa ứ dịch là tắc vòi hay sự mở vòi bất thường
2. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em
- Sốt không rõ nguyên nhân, có thể sốt đến 39 độ.
- Khó ngủ, quấy khóc, cáu gắt
- Đau đầu, đau cổ, đau tai
- Không ăn hoặc ăn không ngon miệng.
- Cảm giác đầy trong tai, thính lực bị giảm
- Tai chảy dịch từ ít tới nhiều
- Trẻ bị nôn, tiêu chảy
- Bé dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
- Phản ứng với âm thanh kém
Khi bị viêm tai giữa, bé sẽ quấy khóc và dùng tay kéo vành tai (Ảnh minh họa)
3. Hình ảnh viêm tai giữa ở trẻ em
Hình ảnh viêm tai giữa có mủ (Ảnh minh họa)
4. Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra cách chữa cho từng trường hợp.
- Điều trị bằng thuốc giảm đau: Áp dụng khi bệnh ở dạng nhẹ kèm theo thuốc nhỏ tai.
- Điều trị bằng kháng sinh: Đối với trẻ sốt từ 39 độ trở nên, đau nặng đầu, ống tai có nhiều chất lỏng và tình trạng không thay đổi sau 48h. Đối với nhiễm trùng tai không biến chứng trẻ 6 tháng đến 2 tuổi thường điều trị bằng kháng sinh trong 10 ngày, trẻ trên 2 tuổi điều trị trong 5 ngày.
- Tiểu phẫu lấy keo tai: Keo tai hình thành khi chất lỏng trong tai quá nhiều và dày. Nếu bé đã dùng thuốc kháng sinh mà vẫn không hết mủ ở tai thì bác sĩ có thể tiến hành làm tiểu phẫu. Sau khi khoét một lỗ nhỏ, bác sĩ sẽ đưa ống grommet vào tai để hút chất lỏng.
Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tất cả các chẩn đoán và thuốc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.
Để điều trị viêm tai giữa, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra cách chữa cho từng trường hợp (Ảnh minh họa)
5. Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi?
- Nếu được chăm sóc đúng cách thì bệnh ở thể nhẹ sẽ tự hết sau 2-3 ngày, kể cả không dùng kháng sinh.
- Trường hợp bị nặng hơn bắt buộc phải dùng kháng sinh thì thường sẽ phải điều trị trong 10 ngày. Với trẻ nhỏ có thể rút ngắn còn 5-7 ngày dùng thuốc.
6. Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
Nếu không vệ sinh tai mũi họng cho trẻ cẩn thận, bệnh còn rất dễ tái phát. Vì thế đây là điều phụ huynh cần lưu ý.
- Vệ sinh tai: Để làm sạch tai cho con khi bị chảy mủ, mẹ lấy bông tăm lau thật nhẹ nhàng và không nên lau quá sâu. Bắt buộc phải để mủ thoát ra ngoài, không dùng bông nút kín tai để chặn nước mủ.
- Vệ sinh mũi: Mẹ nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Trong những ngày trời lạnh, trước khi nhỏ mẹ nên ngâm ấm nước muối trước khi nhỏ.
- Vệ sinh họng: Hàng ngày, mẹ hãy làm vệ sinh miệng cho trẻ, đặc biệt là lưỡi và họng. Nếu trẻ lớn thì có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
Cha mẹ lưu ý vệ sinh tai, mũi, họng cho bé mỗi ngày để giúp con mau khỏi bệnh.
Chế độ ăn uống hợp lý
- Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?: Trẻ không cần kiêng ăn gì, tuy nhiên nên tránh những thực phẩm cứng, dai, thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến cho đờm vướng ở họng. Hạn chế những thực phẩm kích thích tạo mủ như đồ nếp, hải sản, tôm cua, thịt đỏ…
- Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?: Khi bị viêm tai giữa, các bố mẹ nên bổ sung cho con những thực phẩm tốt sau đây:
+ Các loại rau củ quả, trái cây tươi: Một số thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh lá, quả mọng như việt quất, dâu tây…..sẽ giúp bé tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Ngoài ra, cà chua, cà rốt và các loại trái cây nhiều vitamin A khác cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị, giảm tình trạng viêm nhiễm ở tai.
+ Dầu oliu, dầu cá, dầu dừa, các thực phẩm chứa nhiều omega 3.
Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần tăng cường bổ sung cho con nhiều các loại rau củ quả, trái cây tươi.
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
- Trong quá trình điều trị viêm tai giữa, cha mẹ phải cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Nếu theo dõi sau 2 ngày dùng kháng sinh mà tình trạng bệnh không được cải thiện thì cần cho con đi khám bác sĩ ngày. Có thể trẻ sẽ phải điều trị tại bệnh viện.
Điều trị viêm tai giữa cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)
7. Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Một số cách phòng tránh mà bố mẹ có thể làm để phòng tránh bệnh cho con như sau:
- Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu để ngăn ngừa các bệnh về tai, tăng cường sức đề kháng. Đối với trẻ bú bình, hãy bế bé ở 1 góc thay vì để nằm ngửa bú.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Rửa tay cho trẻ thường xuyên tránh vi khuẩn, vi trùng.
- Tiêm chủng đầy đủ các mũi theo từng tháng và độ tuổi của con. Đặc biệt là vacxin cúm.
- Trẻ hơn 6 tháng không cho ngậm núm vú giả.
Đó là những thông tin cơ bản về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Mọi vấn đề về sức khỏe của bé nên tham khảo ý kiến, tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.