Bà bầu ăn cà chua được không? Cà chua vốn là thực phẩm rất quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt nhờ biến tấu đa dạng, vừa đóng vai trò như một loại rau nhưng lại vừa được dùng như một loại quả. Vậy liệu bà bầu ăn cà chua được không? Và có lưu ý n
Bà bầu ăn cà chua được không? (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn cà chua được không?
Theo các nghiên cứu, trung bình mỗi quả cà chua có thể cung cấp tới khoảng 22 calories, hoàn toàn không chứa chất béo và cholesterol có hại cho cơ thể. Đặc biệt, chỉ cần ăn 1 quả cà chua, mẹ bầu có thể đáp ứng tới 40% nhu cầu vitamin C, 20% vitamin A của cơ thể. Bên cạnh đó, cà chua cũng là nguồn bổ sung sắt và canxi vô cùng dồi dào. Nếu dùng với số lượng hợp lý, cà chua sẽ mang đến nhiều lợi ích khác nhau, có thể kể đến như:
Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Cà chua đóng vai trò như một chất khử trùng tự nhiên, giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi những nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài lycopene, cà chua còn chứa vitamin A, vitamin C - thành phần được biết đến như một chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ mẹ bầu khỏi những cơn cảm cúm.
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Nhờ có hàm lượng lycopen cao, không chỉ tốt cho mái tóc, làn da của mẹ bầu mà còn giảm nguy cơ ung thư của dạ dày và trực tràng. Ngoài ra, một số bằng chứng còn cho thấy bà bầu ăn cà chua sẽ làm giảm nồng độ testosterone, có khả năng ảnh hưởng đến bệnh ung thư liên quan đến hormone.
Cà chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Hỗ trợ bảo vệ da
Cà chua không chỉ giàu vitamin C giúp xây dựng collagen cho da, bà bầu ăn cà chua còn chứa lycopene mang tác dụng giúp da giảm thiểu được những tác nhân gây hại từ tia nắng mặt trời. Ngoài ra, thành phần vitamin C còn hạn chế sự hình thành sắc tố gây sạm da, nám da, cũng như ngăn ngừa tình trạng rạn da, lão hóa da khi mang thai.
Hỗ trợ phát triển hệ xương của thai nhi
Hàm lượng vitamin K và canxi là những chất dinh dưỡng chiếm phần lớn trong cà chua, hỗ trợ rất tốt cho sự hình thành, phát triển hệ xương của thai nhi. Ngoài ra, trong quan niệm dân gian, bà bầu ăn cà chua điều độ trong thời gian mang thai còn giúp trẻ sinh ra có đôi môi đỏ, má hồng hây hây.
Hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiền sản giật của phụ nữ mang thai
Khi ăn chua chua thường xuyên, mẹ bầu có thể làm giảm nguy cơ bị tăng huyết áp cũng như tiền sản giật. Đây là một biến chứng thường gặp trong thai kỳ. Ngoài ra, hàm lượn kali trong cà chua còn hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu, giảm căng thẳng cho tim rất tốt.
Hỗ trợ ngăn ngừa dị tật thai nhi
Hàm lượng axit folic trong cà chua có khả năng làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh tủy sống và não ở trẻ sơ sinh. Axit folic cũng có công dụng là giảm khả năng mắc bệnh ung thư và tim mạch. Mỗi ngày bà bầu ăn một quả cà chua sẽ giúp mẹ bổ sung vào cơ thể một lượng acid folic tự nhiên tốt cho cơ thể.
Cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. (Ảnh minh họa)
Hỗ trợ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe nhằm giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Và cà chua chính là loại thực phẩm làm rất tốt nhiệm vụ này. Nhờ có hàm lượng calo, đạm, xơ, axit folic, vitamin A, vitamin C, khoáng chất cao như canxi, natri, photpho, kali...
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cà chua được không?
Như đã chia sẻ, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cà chua trong suốt thai kỳ. Mang thai 3 tháng đầu ăn cà chua sẽ giúp tăng sức đề kháng của mẹ bầu do trong thời gian đầu mang thai, sức khỏe của các mẹ bầu bị giảm sút nghiêm trọng. Việc ăn cà chua trong 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ tránh được nguy cơ nhiễm trùng, tăng sức đề kháng, làm giảm các triệu chứng sốt, cảm.
Bên cạnh đó, ngoài những tác dụng đã được kể trên thì mang thai 3 tháng đầu ăn cà chua còn rất tốt cho sự tuần hoàn, lọc máu, giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể.
Mẹ bầu ăn cà chua sống được không?
Câu trả lời là không, do trong cà chua sống có chứa chất độc solanine, khi ăn vào cơ thể sẽ có thể gây nên một số triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn... Tuy nhiên, chất độc này bị mất dần khi cà chua chín.
Mẹ bầu ăn cà chua sống được không? (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi mẹ bầu ăn cà chua
- Bà bầu nên ăn loại cà chua tươi thay vì cà chua đóng hộp hay các chế phẩm như tương cà, nước sốt cà...
- Cà chua có chứa nhiều acid nên khi ăn nhiều có thể gây nên các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng. Do vậy, những mẹ bầu đang khó chịu vì ợ nóng nên tránh ăn nhiều nếu như không muốn tình trạng này nặng hơn.
- Trong một số trường hợp, bổ sung quá nhiều cà chua còn khiến làm ảnh hưởng đến sắc tố da của mẹ bầu.
- Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn một quả cà chua, ăn nhiều sẽ gây phản tác dụng như trào ngược axit, ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ bầu.
- Mẹ bầu không nên ăn cà chua chưa chín, không ăn cà chua lúc đói, không chế biến cà chua quá chín kỹ...giúp đảm bảo giữ trọn vẹn nhất các dưỡng chất cho cơ thể.