Bà bầu ăn dưa lưới được không và ăn bao nhiêu là tốt?

Thùy Dương. - Ngày 02/10/2021 19:13 PM (GMT+7)

Dưa lưới với hàm lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng bà bầu có thể ăn nhưng không nên ăn quá nhiều.

Dưa lưới là một loại trái cây vị ngọt, thơm và rất dễ ăn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, dưa lưới có vi khuẩn listeria monocytogenes có thể xâm nhập từ vỏ dưa có thể gây nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Vậy bà bầu ăn dưa lưới được không và ăn bao nhiêu thì tốt?

Thành phần dinh dưỡng của dưa lưới

Dưa lưới thuộc họ bầu bí, hình tròn hoặc dài, da màu xanh, khi chín ngả vàng và có các đường gân trắng đan xen. Dưa lưới giòn, ngọt và thơm. Trong 100g dưa lưới có thể mang đến:

- Potassium: 300mg

- Chất xơ: 1g

- Calo: 48 Kcal

- Acid folic: 21 μg

- Nattri: 0.734 mg

- Beta-carotene: 2020 μg

- Magie: 12 mg

- Sắt: 0,21 mg

- Canxi: 9mg

- Vitamin C: 36,7 mg

- Vitamin A: 169 μg

Ngoài ra, dưa lưới còn có các nhóm vitamin B, D, E, K và các khoáng chất thiết yếu khác tốt cho sức khỏe. Vậy với nhóm dinh dưỡng này bà bầu ăn dưa lưới được không?

Dưa lưới là một loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất (Ảnh minh họa)

Dưa lưới là một loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn dưa lưới được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưa lưới là một loại trái cây khá lành tính và an toàn, tốt cho sức khỏe nếu được ăn với một lượng vừa phải. Dưa lưới có hàm lượng calo thấp, cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi.Với thành phần 21 μg acid folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng...

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lưới được không? 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm phát triển ống thần kinh, não bộ của bé nên bà bầu có thể ăn dưa lưới bổ sung folic, giúp bé phát triển não bộ, đồng thời ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Tuy nhiên, dưa lưới có chứa vi khuẩn có hại là listeria monocytogenes ở vỏ. Loại vi khuẩn này có thể gây sảy thai, vì vậy, khi ăn dưa lưới bà bầu cần đặc biệt chú ý đến cách chế biến để tránh được loại vi khuẩn có hại này.

Bà bầu có thể ăn dưa lưới trong thai kỳ (Ảnh minh họa)

Bà bầu có thể ăn dưa lưới trong thai kỳ (Ảnh minh họa)

Những lợi ích khi bà bầu ăn dưa lưới?

- Tăng cường hệ miễn dịch

Dưa lưới chứa carotenoids - một hợp chất chống oxy hóa, vitamin A, C giúp ức chế sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, từ đó giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus có hại, giảm thiểu nguy cơ mắc cảm, cúm, sốt cho bà bầu.

- Bổ sung folic ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Hàm lượng acid folic 21 μg của dưa lưới có tác dụng giúp phát triển trí não của thai nhi. Bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin B9 còn có tác dụng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

- Tăng cường thị lực cho mẹ và thai nhi

Vitamin A có tác dụng cải thiện thị lực cho mẹ bầu. Bổ sung đủ thai nhi vào 3 tháng đầu thai kỳ có tác dụng giúp thị lực của thai nhi phát triển tốt hơn.

- Cải thiện hệ tiêu hóa

Dưa lưới giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là một nguồn bổ sung chất xơ cho mẹ bầu. Bổ sung đầy đủ chất xơ giúp đường ruột hoạt động tốt nhất, cải thiện được các vấn đề táo bón khi mang thai.

- Kiểm soát cân nặng cho bà bầu

Bà bầu ăn dưa lưới có thể bổ sung nhiều vitamin như A, B 9, C, khoáng chất như sắt, canxi, magie... tốt cho quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời, dưa lưới có lượng calo thấp, bà bầu có thể ăn no mà không sợ tăng cân quá.

Dưa lưới có thể bổ sung năng lượng, vitamin và khoáng chất và cũng giúp bà bầu kiểm soát cân nặng (Ảnh minh họa)

Dưa lưới có thể bổ sung năng lượng, vitamin và khoáng chất và cũng giúp bà bầu kiểm soát cân nặng (Ảnh minh họa)

- Bổ sung canxi tốt cho xương

Dưa lưới rất giàu canxi và đây là một trong những khoáng chất đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển xương, răng, tóc của thai nhi. Bên cạnh đó, thai nhi lấy canxi từ cơ thể mẹ, do đó bổ sung đủ canxi cần thiết mẹ bầu cũng tránh được tình trạng thiếu canxi gây loãng xương.

- Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Với hàm lượng protein, carbohydrate dồi dào trong dưa lưới có thể cung cấp năng lượng cho mẹ bầu mà không quá lo lắng về vấn đề cân nặng.

- Điều hòa huyết áp

Bà bầu có thể ăn dưa lưới để phòng tránh tình trạng tăng huyết áp, điều hòa huyết áp, giúp duy trì sự ổn định của huyết áp cho bà bầu.

- Giảm tình trạng chuột rút, co cơ, sưng chân, tay ở mẹ bầu

Với hàm lượng kali, magie, natri trong dưa lưới có tác dụng tích cực trong giảm tình trạng chuột rút, co cơ, sưng chân tay cho mẹ bầu.

- Ngừa thiếu máu

Dù hàm lượng sắt trong dưa lưới không cao nhưng với hàm lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm khác giúp bà bầu tránh được tình trạng thiếu máu khi mang thai.

- Hạn chế đông máu

Dưa lưới có chứa chất adenosine giúp làm loãng máu, hạn chế tình trạng đông máu ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu dưa lưới và ăn như thế nào tốt?

Tuy dưa lưới giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 100 - 200g/ 1 lần ăn và ăn 2 - 3 lần/ tuần là đủ. Không nên ăn quá nhiều dưa lưới. Dưa lưới có lượng đường nhiều, nếu mẹ ăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Những mẹ bầu đang bị cảm sốt, bị viêm ruột mãn tính thì không nên ăn dưa lưới. Dưa lưới có tình hàn có thể khiến tình trạng cảm sốt khó giảm.

Những mẹ bầu đang bị cảm sốt thì không nên ăn dưa lưới (Ảnh minh họa)

Những mẹ bầu đang bị cảm sốt thì không nên ăn dưa lưới (Ảnh minh họa)

Trong vỏ của quả dưa lưới có chứa vi khuẩn listeria đặc biệt nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi. Nhiễm khuẩn listeria có thể gây sảy thai. Vì vậy, để ăn dưa lưới mẹ bầu cần:

- Rửa thật sạch dưa lưới với nước muối loãng. Sau đó lau khô và bổ dưa, lọc bỏ hoàn toàn phần vỏ và bì của dưa lưới, chỉ ăn phần ruột vàng của dưa.

- Mẹ bầu chọn những quả dưa lưới chín, có mùi thơm, bổ ra ruột vàng thơm.

- Bà bầu có thể ăn trực tiếp dưa lưới hoặc làm sinh tố, salad, nấu chè... để đa dạng món ăn.

Bà bầu ăn ghẹ được không và ăn bao nhiêu thì tốt?
Bà bầu ăn ghẹ được không? Bà bầu có thể ăn ghẹ nhưng chỉ ăn một lượng ít, nên ăn ghẹ còn tươi sống và phải được chế biến chín hoàn toàn, không ăn ghẹ...

Dinh dưỡng thai kỳ

Thùy Dương. (T/H)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ