Bà bầu bị cảm: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Ngày 08/10/2019 06:15 AM (GMT+7)

Bà bầu bị cảm cúm kéo dài, điều trị không đúng cách sẽ vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe thai nhi, dễ gây bệnh dị tật bẩm sinh, đẻ non, sảy thai… Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ phải nắm rõ các cách điều trị, phòng ngừa cảm cúm khi mang thai.

Nguyên nhân gây cảm cúm ở bà bầu

Theo Ths. Bs CK II Nguyễn Công Định - Phó giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (Cơ sở II). Cúm là bệnh có tính chất truyền nhiễm do virus influenza gây ra. Nhóm cúm A, B, C thường gây bệnh và phát triển, loại cúm phổ biến nhất là cúm A, B mẹ bầu dễ mắc phải.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị cảm cúm do: Thời tiết thay đổi, bị lây nhiễm từ người đang bị cảm cúm. 

Bà bầu bị cảm: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả - 1

Bà bầu bị cảm nguyên nhân do virus influenza gây bệnh (Ảnh minh họa)

Triệu chứng cảm cúm 

Khi mang thai, nếu mẹ bầu gặp các triệu chứng sau thì mẹ đang có nguy cơ cao bị cảm cúm như:

- Viêm họng, rát khó chịu ở cổ họng

- Đau đầu.

- Sốt vừa đến sốt cao.

- Chán ăn, ăn không ngon.

- Chảy nước mũi, nghẹt mũi.

- Đau cơ hoặc toàn thân.

- Mệt mỏi, uể oải kéo dài 2 tuần.

- Ho khan.

- Hắt hơi nhiều, liên tục.

- Ớn lạnh.

- Đau cơ hoặc đau toàn thân.

- Nuốt nước bọt đau.

Các triệu chứng cảm cúm thời kéo dài từ 10 - 14 ngày, bà bầu có thể bị cảm vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên thời điểm mẹ bầu dễ bị cảm cúm nhất là mùa đông.

Biến chứng của cảm cúm

Cảm cúm là bệnh thông thường, dễ gặp nhưng riêng với bà bầu thì cảm cúm lại rất nguy hiểm. Nó ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển của thai nhất là trong tam nguyệt cá thứ nhất.

bầu bị cảm cúm, không điều trị kịp thời, đúng cách dễ gây ra các biến chứng sau:

- Viêm phế quản, viêm phổi.

- Bệnh huyết áp.

- Viêm tai giữa, viêm màng não, viêm não, viêm nội tâm mạc

- Trẻ dễ bị tật bẩm sinh như: Sứt môi, suy tim, khoèo chân tay....

- Đẻ non.

- Lưu thai.

- Sảy thai.

Bà bầu bị cảm: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả - 2

Mẹ bầu dùng thuốc chữa cảm cúm, thai nhi nguy cơ sẽ bị dị dạng bẩm sinh (Ảnh minh họa)

Cách điều trị cảm cúm cho bà bầu

Khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh dễ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Để điều trị an toàn, tốt nhất mẹ bầu nên áp dụng các phương pháp chữa trị sau đây.

1. Xông bằng thảo dược

Mẹ bầu có thể lựa chọn các loại thảo dược như: Tía tô, kinh giới, gừng, húng quế, bạc hà, sả, lá bưởi, chanh để xông hơi. 

Sau khi đã đun nóng nước thảo dược, mẹ bầu chùm chăn kín và cúi mặt xuống xông. Hơi nóng và tinh dầu của các loại thảo dược sẽ giúp mẹ giảm tình trạng nghẹt mũi, thấy dễ chịu, khoan khoái hơn.

2. Uống chanh mật ong

Bà bầu bị cảm điều trị bằng cách này khá hiệu quả. Mẹ chỉ cần lấy nước cốt chanh, mật ong pha với nước ấm sẽ giúp bà bầu giải cảm, trị ho hiệu quả. Đồng thời nước chanh mật ong còn làm ấm cơ thể, cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.

3. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (Nacl 0,9%)

Mẹ bầu bị cảm kèm theo triệu chứng ngạt mũi thì mẹ có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Loại nước muối này rất lành tính, giá rẻ, dễ tìm mua ở các hiệu thuốc tây.

4. Uống nước ấm, trà gừng

Cảm cúm sẽ khiến mẹ bầu mất nước, cơ thể mệt mỏi hơn. Vì vậy, nếu bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu nên uống nước ấm, trà gừng để bù đắp lượng nước cơ thể thiếu hụt và cần thiết. Uống đủ nước, nước ấm mẹ sẽ thấy khoăn khoái, khỏe hơn.

Bà bầu bị cảm: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả - 3

Trà gừng có tác dụng tốt trong điều trị các triệu chứng cảm cúm ở mẹ bầu (Ảnh minh họa)

5. Ăn tỏi

Tỏi là thực phẩm chứa kháng sinh allicin có tác dụng tiêu diệt, đẩy lùi các virus gây cảm cúm. Khi có triệu chứng bị cảm, mẹ bầu nên giã từ 3 - 5 tép tỏi uống với nước ấm hàng ngày. 

Để phòng ngừa bệnh trong quá trình mang thai mẹ bầu nên chế biến tỏi với các món ăn khác để tăng cường sức đề kháng. 

6. Ăn cháo nóng

Để tăng cường sức đề kháng, giải cảm hiệu quả khi bà bầu bị cảm thì đây là cách tối ưu, an toàn được nhiều mẹ áp dụng. Mẹ bầu có thể ăn tô cháo thịt hoặc cháo sườn nóng có kèm hành lá và chút tía tô để giảm cảm. Cháo nóng có tác dụng giúp giải cảm, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Mẹ bầu nên ăn cháo khi nóng để có tác dụng tốt nhất.

7. Súc miệng nước muối ấm

Bà bầu bị cảm sẽ có triệu chứng đau rát, khó chịu vùng họng. Vì vậy mỗi sáng, tối mẹ nên súc miệng với nước muối ấm để giảm các vết xước, đau họng, kiểm soát các cơn ho tốt nhất.

8. Nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí

Mẹ bầu bị cảm cần không gian thoáng mát, dễ chịu hơn. Phòng bí, ngột ngạt, điều hòa để ở nhiệt độ quá cao, quá thấp sẽ khiến mẹ mệt mỏi, khó thở hơn.

9. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Bà bầu bị cảm cúm, sức đề kháng sẽ yếu hơn và lúc này mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Mẹ có thể ăn các loại trái cây như: Ổi, cam, bưởi, dâu tây, kiwi, bông cảnh xanh, rau bina…

Bà bầu bị cảm: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả - 4

Trái cây giàu vitamin C giúp mẹ nhanh khỏe, tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh minh họa)

10. Nghỉ ngơi thư giãn

Thời gian này mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn không nên cố gắng làm việc. 

11. Ăn những thực phẩm giàu kẽm

Bà bầu bị cảm nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm để tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sức khỏe nhanh. Mẹ có thể ăn các thực phẩm như: Thịt lợn, thịt bò nạc, trứng, sữa chua, bột yến mạch, hàu đã nấu chín…

Cách phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu

Để giảm thiểu, ngăn ngừa bà bầu bị cảm cúm khi mang thai, các mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả sau đây.

- Tiêm vắc xin: Trước 3 tháng khi có kế hoạch có bầu phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, cúm… Hoặc khi có bầu, mẹ cũng có thể tiêm phòng, thời gian tốt nhất mẹ nên tiêm vào tháng 10 khi dịch cúm bắt đầu. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ-CDC, vắc xin ngừa cúm không gây nguy cơ cho mẹ và bé.

- Rửa tay thường xuyên, kỹ với nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.

- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, kẽm.

- Uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để thải độc và loãng đờm.

- Tránh tiếp xúc với người đang bị cảm cúm.

- Tra thuốc nhỏ mũi nếu có dấu hiệu ngạt, khó chịu ở mũi.

- Súc miệng nước muối ấm mỗi sáng và tối.

- Mẹ bầu nên hạn chế ra đường, nếu có ra nên đeo khẩu trang, áo chống nắng hoặc áo mưa tránh trường hợp mưa bất ngờ, nắng gắt.

- Không nên nằm thẳng hướng quạt, điều hòa dễ gây khô, đau rát họng, nghẹt mũi cho bà bầu.

- Mẹ bầu nên đi bộ, tập yoga mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.

- Mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn tránh làm việc quá sức.

Bà bầu bị cảm: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả - 5

Thời gian này mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn (Ảnh minh họa)

Bà bầu bị cảm có nên uống thuốc không?

Với người bình thường, bị cảm cúm có thể điều trị bệnh bằng các loại thuốc cảm hoặc kháng sinh. Nhưng với mẹ bầu thì tuyệt đối không được dùng thuốc.

Các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp, gây hại tới sự hình thành phát triển của thai nhi. Bà bầu bị cảm 3 tháng đầu dùng thuốc thai nhi có nguy cơ bị dị tật bật sinh, lưu thai, sảy thai rất cao.

Khi bị cảm cúm bà bầu nên chữa trị bằng cách chữa trị trên. Bà bầu bị cảm uống thuốc gì nhanh khỏi thì mẹ bầu nên đi bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất cho cả mẹ và bé.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Khi mang thai, mẹ phải tích cực đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bị cảm cúm, nhất là tam nguyệt cá thứ nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng như:  

- Sốt trên 38 độ c.

- Ho ra chất nhầy.

- Đau tức ngực, khó thở.

Bà bầu bị cảm cúm là dấu hiệu nguy hại tới thai nhi, vì vậy mẹ bầu phải phòng tránh cảm cúm khi mang thai và nếu có bị cảm cúm thì nên điều trị sớm, dứt điểm để không ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển của con yêu. Tốt nhất khi có các triệu chứng cảm cúm mẹ bầu nên tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám.

Đau đầu khi mang thai và những cách làm dịu cơn đau hiệu quả
Đau đầu khi mang thai là triệu chứng điển hình thường gặp ở thai phụ đang mang thai giai đoạn đầu hoặc cuối thai kì. Dù vậy, mẹ bầu cũng không nên chủ...
Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu