Bà bầu không nên ăn rau gì trong cả thai kỳ?

Linh San - Ngày 26/06/2022 16:00 PM (GMT+7)

Bà bầu không nên ăn rau gì? Về cơ bản, bà bầu chỉ cần chú ý đến một số loại rau không phù hợp với 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, mẹ bầu có thể ăn thoải mái hơn một chút.

Vào giai đoạn 3 tháng đầu, cơ thể của người mẹ vẫn chưa kịp thích nghi với những thay đổi khi mang thai nên mẹ cần phải hết sức chú ý về vấn đề dinh dưỡng. 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mà thai nhi phát triển nhanh nhất và mẹ cần phải chú ý đến các loại rau mà bà bầu không nên ăn.

Bà bầu không nên ăn rau gì trong thai kỳ?

Bà bầu không nên ăn rau ngải cứu

Chắc chắn, có không ít bà bầu bất ngờ khi biết ngải cứu là loại rau không nên ăn trong thai kỳ. Ngải cứu được biến đến như một loại thảo dược có công dụng giúp lưu thông máu, giảm đau bụng, làm dịu thần kinh. Ngải cứu còn được nhiều bác sĩ sử dụng với công dụng an thai trong những trường hợp bị sảy thai liên tục, động thai.

Bà bầu không nên ăn rau gì trong suốt thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Bà bầu không nên ăn rau gì trong suốt thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy, nếu phụ nữ ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ khiến làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Vì thế, khi sử dụng ngải cứu trong quá trình mang thai, mẹ cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước nhé.

Bà bầu không nên ăn rau chùm ngây

Trong khoảng vài năm trở lại đây, rau chùm ngây được biết đến như một loại rau giàu dinh dưỡng nhờ hàm lượng vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, kali dồi dào. Tuy vậy, đây không phải là loại rau dành cho phụ nữ mang thai do trong thành phần của rau chùm ngây có chứa alpa-sitosterol- là một trong những loại hormone có cấu trúc giống với estrogen gây co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì thế, bà bầu không nên ăn rau chùm ngây trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Bà bầu không nên ăn rau răm

Rau răm thường là loại rau dùng kèm trong các món ăn Việt do chúng có công dụng tiêu thực, tán hàn, làm ấm bụng. Mặc dù vậy, nếu mẹ bầu ăn rau răm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn tới bị mất máu, làm co bóp tử cung và khiến sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu cần phải tránh ăn rau răm trong quá trình mang thai.

Bà bầu không nên ăn rau răm. (Ảnh minh họa)

Bà bầu không nên ăn rau răm. (Ảnh minh họa)

Bà bầu không nên ăn rau ngót

Rau ngót là loại rau có công dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng...và đồng thời cũng có vitamin K-một trong những loại vitamin hiếm có trong thực vật. Tuy vậy, trong thành phần của rau ngót có chứa papaverin, một chất gây co thắt tử cung và khiến sảy thai. Vì thế, không nên dùng rau ngót cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Bà bầu không nên ăn rau sam

Mặc dù là loại rau rất dễ trồng và có giá trị dinh dưỡng cao với các loại khoáng chất, vitamin và lượng acid béo omega-3 dồi dào. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai ăn rau sam có thể sẽ gây kích thích mạnh tử cung, tăng tần suất co bóp. Điều này sẽ khiến gây nguy hiểm ho cả mẹ và bé.

Bà bầu không nên ăn mướp đắng

Mướp đắng có công dụng như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và cũng là một loại thuốc có khả năng chữa bệnh. Trong thành phần của mướp đắng có chứa vitamin C, folate, những nguyên tố vi lượng như magie, mangan, kali...đều là những chất rất cần thiết cho thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu như lạm dụng mướp đắng sẽ rất nguy hiểm do vị đắng của mướp đắng có thể làm tăng co bóp dạ dày và tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai, đặc biệt những phụ nữ có thai có tử cung nghiêng hoặc nạo phá thai nhiều lần.

Bà bầu không nên ăn mướp đắng. (Ảnh minh họa)

Bà bầu không nên ăn mướp đắng. (Ảnh minh họa)

Bà bầu không nên ăn các loại rau mầm

Trong những loại rau mầm có thể chứa một số vi khuẩn gây ngộ độc dành cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu như i khuẩn E.coli, Salmonella – có thể gây ra bệnh nhiễm trùng, thậm chí tử vong, vi khuẩn Listeria – gây ra tình trạng thai chết lưu, sẩy thai. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi 3 tháng đầu thì mẹ bầu cần kiêng ăn các loại rau sống, nếu ăn cần phải rửa sạch và nấu chín kỹ.

Bà bầu nên ăn những loại rau nào?

Bông cải xanh

Là loại rau có chứa nhiều khoáng chất có lợi dành cho sức khỏe như axit folic, phốt pho, magiê...và các vitamin, khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bông cải xanh cũng có công dụng giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và loãng xương.

Rau mồng tơi

Hỗ trợ giúp cung cấp cho mẹ bầu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin A3, vitamin B3, saponin, axit folic, sắt...giúp tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt cơ thể, làm đẹp da và giảm cholesterol trong máu cho mẹ bầu.

Bà bầu nên ăn rau mồng tơi để giúp thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên ăn rau mồng tơi để giúp thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Rau chân vịt (cải bó xôi)

Là loại rau giúp cung cấp các chất dinh dưỡng như sắt, đạm, axit folic, vitamin A, vitamin B, vitamin C, natri, kali, magie,...hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, cải thiện sức khỏe của mắt, tăng cường sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi.

Măng tây

Là loại rau xanh giúp cung cấp cho mẹ bầu các chất dinh dưỡng như vitamin B9, vitamin C, vitamin K, vitamin A, axit folic, vitamin B Complex..hỗ trợ ngăn ngừa dị tật thai nhi bẩm sinh như tật nứt đốt sống cổ trong thai kỳ.

Nhóm rau cải xanh ăn lá

Một số loại rau như cải ngọt, cải xoong, cải xoăn, cải thìa...giúp cung cấp cho mẹ bầu các chất dinh dưỡng cần thiết, rất giàu chất xơ, ngăn ngừa chứng táo bón của mẹ bầu quanh năm.

Bà bầu ăn quất hồng bì được không?
Bà bầu ăn quất hồng bì được không? Với vị chua chua, ngọt ngọt và thanh mát nhẹ, quất hồng bì được nhiều mẹ bầu săn đón. Tuy nhiên, liệu loại quả này...

Bà bầu không nên

Theo Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ